CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:35

Kon Tum đang dần khô hạn

 Sẽ có 6000 ha đất bị khô hạn nếu chưa có mưa

Theo báo cáo Ngành NN và PTNT tỉnh, do nắng hạn kéo dài, tính đến ngày 26/3, toàn tỉnh có gần 1300 ha cây trồng bị khô hạn, thiếu nước, gồm 822,79 ha lúa và 434,5 ha cà phê, 3ha bời lời, 5ha rau màu, 1,2 ha hồ tiêu, trong đó có khoảng gần 300 ha có khả năng mất trắng. Địa phương trong tỉnh Kon Tum có nhiều diện tích cây trồng bị hạn hán nhất là thành phố Kon Tum (411,40ha), huyện Đăk Hà (291,36 ha), ĐăkGlei( 267,6 ha) và Sa Thầy (100ha)... Dự báo thời gian tới nếu không có mưa thì diện tích sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh Kon Tum bị khô hạn là khoảng 6000 ha, trong đó lúa có khoảng1.100ha (vùng công trình thủy lợi đảm nhận chủ yếu là đập dâng khoảng 700ha,  đập tạm và các khe suối của dân khoảng 400ha) diện tích lúa Đông xuân 7.250 ha; cây công nghiệp khoảng 4,900 ha chủ yếu là cà phê...

           Người dân đào mương dẫn nước về ruộng

Ngoài diện tích cây trồng bị hạn thì tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang diễn ra khá trầm trọng. Tính đến ngày 26/3 toàn tỉnh có 8 công trình nước tự chảy, nguồn nước đầu nguồn bị cạn kiệt, suy giảm không đủ cấp nước cho các hộ dân và có khoảng 4000 giếng nước bị cạn, thiếu nước tập trung ở thành phố Kon Tum ( 480 giếng), huyện Sa Thầy( 1,149 giếng), Đăk Hà (152 giếng), Đăk Tô (1,644 giếng ) huyện Ia H'Drai ( 502 giếng )... và dự kiến sẽ có khoảng 5000 giếng sẽ cạn kiệt hoặc không đảm bảo nước sinh hoạt cho khoảng 7.500 hộ dân...

Các giải pháp chống hạn

Để công tác chống hạn hiệu quả, hiện các đơn vị chức năng, chính quyền các địa phương trong trong tỉnh Kon Tum đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp. Đầu tiên các địa phương rà soát, vận động nhân dân những vùng có khả năng bị hạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, chủ động điều chỉnh thời vụ, chỉ đạo gieo cấy tập chung cùng lúc để tranh thủ được nguồn nước từ đầu vụ. Cùng với đó vận động nhân dân các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân dùng nước tiết kiệm, phối kết hợp chặt chẽ các đợn vị quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn để điều tiết nguồn nước hợp lý, nạo vét các kênh mương, đắp bờ bao để tránh thất thoát lãng phí nước. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, quản lý bảo vệ  rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh để phòng tránh hạn hán về lâu về dài.

Song song với những việc đó các cấp chính quyền cần nâng cao công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước, tưới luân phiên và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi đang xây dựng. Đặc biệt các vùng hạn hán không thể chuyển đổi giống cây trồng thì phải có phương án chống hạn cụ thể, tìm nguồn nước để bơm cho cây trồng và tìm các phương án chống hạn cho những năm sau .

Đối với nước phục vụ sinh hoạt thì các đơn vị cần làm tốt công tác quản lý các công trình tự chảy, nước sinh hoạt có biện phát phòng chống thiếu nước cho từng khu vực và có biện pháp điều tiết nước hợp lý. Cùng với đó vận động nhân dân  thực hiện tiết kiệm nước...

                Một số hộ dân phải kéo bồn chứa nước đi xin về sinh hoạt

Vì vậy tỉnh Kon Tum muốn làm tốt công tác chống hạn hiệu quả thì cần huy động các nguồn lực, cũng như cả hệ thống chính trị từ cấp xã,huyện, tỉnh vào cuộc để giảm bớt thiệt hại, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân.

Phùng Xuân/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh