THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:05

Tạo “sức ép” đổi mới hoạt động của công đoàn viên chức

Tại Hội nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Các kết quả phát triển toàn diện của đất nước thời gian qua có sự đóng góp không thể thiếu của những người lao động, tổ chức công đoàn các cấp. 

Những chương trình phối hợp hoạt động giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành. Các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của tổ chức công đoàn, triển khai xây dựng thiết chế văn hóa xã hội ở khu công nghiệp… từng bước được tháo gỡ.

Phó Thủ tướng Vũa Đức Đam: Năm 2019 Công đoàn các cấp phải vào cuộc thực sự để thích ứng với yêu cầu hội nhập.


Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn cần phối hợp tốt với Chính phủ, các bộ ngành trong quá trình xây dựng, lấy ý kiến về Luật Công đoàn (sửa đổi), Bộ luật Lao động (sửa đổi), đề án đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn trong giai đoạn hội nhập.  Bên cạnh đó, sẽ tích cực hơn trong việc nghiên cứu, tham gia sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012, tập trung vào các nội dung liên quan đến tranh chấp lao động và đình công để khắc phục những quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công còn quá phức tạp, thời gian kéo dài, chưa phù hợp với thực tiễn...

Tổng Liên đoàn cần có bước đột phá trong phát triển đoàn viên, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân. “Đây là việc không mới. Nếu lãnh đạo chính quyền các cấp quan tâm sát tới người lao động, chủ doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp thì nơi có tổ chức công đoàn hoạt động tốt hơn, nơi chưa có thì thành lập thuận lợi hơn. Người lao động thấy được lợi ích khi tham gia công đoàn”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ hơn với Tổng Liên đoàn trong công tác hoà giải giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.

Đối với hoạt động của các công đoàn viên chức, Phó Thủ tướng mong muốn có sự đổi mới mạnh mẽ, không dừng lại ở những việc thường làm lâu nay.

“Chúng ta nói rất nhiều về thực hiện dân chủ trong các cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, văn hóa nhưng công đoàn giáo dục chưa có tiếng nói mạnh mẽ. Hay khi xảy ra một vụ bạo hành bác sĩ thì Bộ Y tế lên tiếng nhưng chưa thấy tiếng nói của công đoàn ngành y tế, Tổng Liên đoàn. Chúng ta cần tạo “sức ép” để các công đoàn viên chức tích cực tham gia xây dựng văn hóa công sở, đạo đức, phong cách, tác phong công chức, viên chức”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các cuộc ngừng việc tập thể và đình công xảy ra trong năm 2018 chủ yếu tập trung tại một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Tại miền Bắc, các cuộc ngừng việc, đình công chủ yếu xảy ra ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ. Khu vực Miền Trung, các cuộc ngừng việc, đình công chủ yếu xảy ra ở TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Điểm nổi bật nhất trong năm 2018 là số lượng các cuộc ngừng việc, đình công đều giảm tại 3 vùng so với năm 2017. Theo đó, khu vực miền nam giảm 84 cuộc (khoảng 39,81%) so với năm 2017, miền Bắc giảm 29 cuộc, tương đương 27,88% so với năm 2017, miền Trung giảm 2 cuộc, (14,28%) so với năm 2017.

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh