Tăng năng suất lao động – Nhiều tiềm năng và dư địa
- Tây Y
- 14:52 - 12/01/2018
Tháo nút thắt tăng năng suất
Tuy nhiên, việc nâng cao năng suất đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp và năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp. năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% so với Singapore và đặc biệt chỉ bằng 87,4% của Lào.
Theo đó, ông Tuấn cho rằng, cải thiện năng suất lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới và những năm tiếp theo. Chính vì vậy, Việt Nam lắng nghe kiến, giải pháp của nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc nâng cao năng suất đang là thách thức lớn đối với Việt Nam.
Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa trước hết là dân số, sử dụng hiệu quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất từng doanh nghiệp, từng nội ngành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực.
Ông Ngỗ Văn Tuấn nhấn mạnh, nhìn tổng thể cải thiện năng suất, không chỉ có việc năng cao năng suất của nguời lao động mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, năng suất vốn. Quan trọng hơn là phải nâng cao được năng suất các yếu tố tổng hợp TFP và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cải thiện năng suấtchính là nền tảng của nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi quốc gia, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Đồng quan điểm, GS.Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản - thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng) cho rằng, với một nước còn ở mức trung bình thấp như Việt Nam, công nghiệp là khu vực năng động nhất, năng suất cao nhất, dư địa cách tân công nghiệp lớn nhất. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều đặc trưng đáng lo ngại. Lao động dư thừa trong nông nghiệp và khu vực kinh tế cá thể còn rất lớn trong khi lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất lớn 49,5% năm 2010 và 41,6% năm 2016.
“Công nghiệp hóa không tiến triển, lao động sẽ chuyển sang các ngành dịch vụ giá trị thấp. Nếu lao động chỉ dịch chuyển từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cũng thấp thì sự dịch chuyển này không mang lại thay đổi gì”, GS.Thọ lưu ý.
Chuyên gia này cũng cho rằng, với lực lượng lao động của một quốc gia sắp đạt 100 triệu dân, Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại sẽ thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp, sẽ “phá hoại một cách sáng tạo” khu vực kinh tế cá thể làm cho năng suất lao động tăng nhanh. Việt Nam có thể phát triển tốc độ cao, vượt qua bẫy thu nhập trung bình dễ dàng nếu có chíến lược tận dụng tiềm năng đang có và lợi thế nước đi sau…
Tăng trưởng chậm lại do năng suất lao động giảm đi
Tại Diễn đàn, GS. Kenichi Ohno (Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản) thẳng thắn cho rằng sự tăng trưởng của Việt Nam trong quá khứ là do số lượng (nguồn vốn và lao động) chứ không phải là chất lượng (năng suất). “Tình trạng nâng cao năng suất của Việt Nam rất ảm đạm, năng suất thể hiện rõ sự thâm hụt vốn. Tăng trưởng chậm lại do năng suất lao động giảm đi” - Chuyên gia này nhận xét.
GS. Kenichi Ohno cũng lưu ý, chất lượng chính sách của Việt Nam vẫn thấp so với các nền kinh tế có năng suất cao ở Đông Á. Ông gợi ý: “Chất lượng chính sách cần phải được cải thiện cả về tư duy và khả năng nhằm vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Chính phủ Việt Nam cần thực hiện nhiều dự án nâng cao năng suất hơn nữa… Đặc biệt, cơ quan chức năng cần tạo môi trường làm việc cho lực lượng lao động đã qua đào tạo, chứ không phải đào tạo xong rồi về gắn với nông nghiệp, với cái cày, cái bừa”, GS Ohno nhấn mạnh.
Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì nhấn mạnh đến vấn đề an sinh xã hội song song với tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng mục tiêu của Chính phủ là không để ai lại phía sau của tăng trưởng. Ông quan tâm đến các mục tiêu như an sinh xã hội, an ninh an toàn, vấn đề xử lý nước thải trong khu công nghiệp, chặt phá rừng.... Các vấn đề xã hội cũng được quan tâm song song với phát triển kinh tế.
Thủ tướng kêu gọi cần biến khát vọng thịnh vượng của đất nước, của dân tộc thành hành động cụ thể. Diễn đàn Kinh tế 2018 cần tổng hợp ý kiến để Trung ương, Chính phủ có cơ sở, căn cứ chỉ đạo điều hành tốt hơn.
Các chuyên gia tham gia đóng góp tham luận và trao đổi tại Hội thảo đã cung cấp nhiều ý kiến sâu sắc như giải pháp để tránh sập bẫy thu nhập trung bình: Cải cách chính sách để nâng cao năng suất… Các chuyên gia cũng chỉ ra Việt Nam đang nằm đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu và những hạn chế hiện tại của mô hình tăng trưởng dựa trên vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên tại Việt Nam.
Dự kiến cuối tháng 3, Ban Kinh tế Trung ương trình Bộ Chính Trị đề án tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới theo hướng nhanh và bền vững. Ban Kinh tế Trung ương cho rằng Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 là cơ hội để chắt lọc những kiến nghị của các chuyên gia cũng như các bộ ngành.