THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:29

Tăng cường dự phòng, kiểm soát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS

 

Toàn cảnh Hội nghị


 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, chất lượng khám, chữa bệnh,

 Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về các chuyên đề như: Bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi; chuyên đề nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đồng nhiễm viêm gan vi rút B, C và HIV; chuyên đề nghiên cứu về công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân; chuyên đề các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm ở trẻ em; các kỹ thuật xét nghiệm ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm; chuyên đề viêm gan virút, kháng sinh và kháng kháng sinh, các bệnh do nấm và ký sinh trùng, các nhiễm trùng bệnh viện và cộng đồng...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh “Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS là dịp để các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực truyền nhiễm và HIV/AIDS trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên ngành, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao vị thế của ngành Y tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

Trong hội nghị có nhiều báo cáo chuyên đề mang tính thời sự, cấp thiết như: vấn đề viêm gan, kháng kháng sinh, bệnh mới nổi và tái nổi; ngoài ra còn thảo luận các ca bệnh làm cho hội nghị mang tính khoa học và tính thực tiễn cao.

Tăng cường dự phòng, kiểm soát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS

Trong Hội nghị, có nhiều đại biểu đã đề nghị đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn phòng chống HIV/AIDS: hoạt động Truyền thông tập trung vào dự phòng lây nhiễm HIV; lợi ích MMT; xét nghiệm HIV sớm; điều trị ARV sớm; tham gia BHYT của người nhiễm HIV; hoạt động Can thiệp tập trung vào các hoạt động cấp phát bơm kim tiêm và bao cao su, mở rộng điều trị methadone và cấp phát thuốc tại xã, thí điểm điều trị Burenorphine; hoạt động giám sát xét nghiệm HIV cần đẩy mạnh xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, trại giam, trại tạm giam, tăng cường kết nối giữa xét nghiệm và điều trị ARV; hoạt động điều trị cần đẩy mạnh mở rộng điều trị ARV, thí điểm việc cấp thuốc ARV nhiều tháng cho các trường hợp điều trị ổn định, kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS; các tỉnh tiếp tục phê duyệt và cấp kinh phí theo đề án đảm bảo tài chính, phấn đấu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT theo quyết định 2188 của Thủ tướng Chính phủ và thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS để huy động kinh phí hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo về tình hình bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời tập trung thảo luận về các chuyên đề như: Bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi; chuyên đề nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đồng nhiễm viêm gan vi rút B, C và HIV; chuyên đề nghiên cứu về công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân; chuyên đề các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm ở trẻ em...

“Các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền nhiễm và HIV/AIDS, thời gian tới cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm dự phòng, kiểm soát các dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật, HIV/AIDS...” Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị

Đặc biệt, thành công của hội nghị đánh dấu bước phát triển mới của chuyên ngành truyền nhiễm HIV/AIDS với nhiều kỹ thuật cao, mới được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị, tạo niềm tin của người bệnh vào chất lượng điều trị bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS của Việt Nam.

Mộc Miên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh