CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:17

Takata liêu xiêu vì bê bối thông tin túi khí

 

Vì thế, hầu hết các hãng ô tô, kể cả danh tiếng như Honda, BMW, Ford, Nissan, Mitsubishi… mới đây đã phải triệu hồi hàng triệu chiếc xe do lỗi túi khí. Trong đó Takata - hãng sản xuất phụ tùng ô tô Nhật Bản - là cái tên được nhắc tới gần đây nhất khi dính bê bối cung cấp thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác về những túi khí xe ô tô có thể phát nổ gây nguy hiểm.

Mỹ phạt Takata mức phạt nặng nhất trong lịch sử

Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) ngày 3/11 đã tuyên bố mức phạt 200 triệu USD đối với Takata vì đã không thông báo đầy đủ những thông tin được yêu cầu, bao gồm thông tin về hai vụ tai nạn liên quan đến túi khí mặc dù đã có 8 người thiệt mạng trên toàn cầu do lỗi kỹ thuật này. Đây cũng là mức phạt kỷ lục mà cơ quan này từng áp đặt. Theo NHTSA, Takata đã bắt đầu thực hiện hành động bưng bít thông tin này từ năm 2009 với cả giới chức Mỹ cũng như các nhà sản xuất ô tô sử dụng túi khí của hãng này. Việc chậm trễ thông báo, đánh lạc hướng điều tra và từ chối công khai sự thật của Takata đã biến một vấn đề nghiêm trọng trở thành một cuộc khủng hoảng rộng. 

Cùng với quyết định xử phạt trên, NHTSA đã yêu cầu 12 hãng ô tô sử dụng túi khí của Takata nhanh chóng tăng lượng xe triệu hồi về để thay thiết bị với ưu tiên là những dòng xe có nguy cơ cao. Theo đó, việc thay thế phụ tùng bắt đầu từ tháng 3-2016 và phải hoàn thành trong năm 2019. Bên cạnh đó, NHTSA cũng hối thúc chủ những phương tiện thuộc diện thay thế túi khí nhanh chóng đưa xe đến các cơ sở thay thế để tránh các mối nguy không đáng có. 

Thông tin ban đầu cho biết, có khoảng 19 triệu ô tô của Mỹ và hàng triệu ô tô trên toàn cầu được lắp đặt loại túi khí nguy hiểm này của Takata, những túi khí có nguy cơ phát nổ khi được bơm phồng, làm bắn các mảnh kim loại vào những người trên xe. Tính đến nay chỉ riêng tại Mỹ, đã có 7 người thiệt mạng và gần 100 người bị thương liên quan đến lỗi kỹ thuật này. Tuy nhiên, nguyên nhân túi khí phát nổ vẫn chưa có kết luận. Nghi ngờ lớn nhất hiện nay được đặt lên chất ammonium nitrate - chất hóa học được sử dụng để sản xuất túi khí. Takata cũng đã được lệnh không sử dụng chất này để sản xuất các túi khí thay thế. Ngoài NHTSA, Bộ Tư pháp Mỹ hiện cũng đang có cuộc điều tra tương tự đối với Takata.

Được giấu vào bên trong xe, các hệ thống túi khí trên nguyên tắc có thể chịu được biên độ nhiệt rất lớn, từ -40 đến 93 độ C. Chúng cũng đã trải qua các thử nghiệm ngặt nghèo trước khi được đưa vào lắp đặt. Thế nhưng, cơn sóng triệu hồi hàng loạt các mẫu xe trên thế giới vì lỗi túi khí Takata đang khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng. Vụ lỗi túi khí đang giáng một đòn mạnh vào uy tín của Takata, hãng cung cấp túi khí cho hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn. Tuy nhiên, đánh giá cao thái độ hợp tác trong những tháng gần đây của Takata, NHTSA quyết định cho phép hãng phụ tùng Nhật Bản này chỉ phải đóng phạt 70 triệu USD chia thành 6 lần trả từ nay cho đến tháng 10-2020. Khoản phạt 130 triệu còn lại chỉ bị thu nếu hãng này tiếp tục vi phạm các lệnh của NHTSA cũng như Đạo luật An toàn phương tiện gắn máy của Mỹ.

Theo HNM

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh