CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:18

Tại sao có sản phụ sinh con "nhanh như một cơn gió", có người lại rất khó khăn

Mỗi sản phụ có quá trình sinh nở chẳng ai giống ai. Có người sinh con "nhanh như một cơn gió", vừa lên bàn đẻ, rặn vài hơi là em bé đã cất tiếng chào đời. Thời gian nằm trên bàn đẻ tính ra có khi chỉ khoảng 30 phút.

Nhưng cũng có sản phụ đau đẻ cả ngày, sau đó lên bàn đẻ cố gắng mãi vẫn chưa thể hoàn thành cuộc sinh. Thậm chí khó khăn đến mức sau đó phải chuyển sang mổ lấy thai gấp vì em bé có khả năng bị ngạt.

Vẫn biết chuyện sinh dễ hay sinh khó phụ thuộc một phần vào cơ địa của từng sản phụ, thế nhưng, những sản phụ có cuộc sinh diễn ra dễ dàng đều có 3 đặc điểm sau đây:

1. Sản phụ sinh con thứ

Tại sao có sản phụ sinh con "nhanh như một cơn gió", có người lại đặc biệt khó khăn, "bí quyết" nằm ở 3 điểm sau - Ảnh 1.

Khi sinh con thứ hai, sản phụ đã có kinh nghiệm tích lũy từ lần sinh trước. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ sinh con lần đầu tiên bao giờ cũng khó khăn hơn lần sinh thứ hai, thứ ba... Vì khi ấy đường sinh chưa từng được mở ra lần nào, sản phụ cũng không biết cách lấy hơi và rặn đẻ. Ngoài ra, lần đầu trải nghiệm cơn đau đẻ khiến phụ nữ vô cùng khó khăn để thích nghi và vượt qua. Tâm trạng luôn lo lắng và căng thẳng, thêm nhiều yếu tố gộp lại khiến cho cuộc sinh khó khăn và kéo dài hơn.

Khi sinh con thứ hai, sản phụ đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy từ lần sinh trước. Cổ tử cung từng đóng - mở 1 lần nên hoạt động sẽ nhanh chóng và trơn tru hơn. Thêm nữa, sản phụ sinh con thứ hai đã nắm được cách rặn đẻ, cảm xúc ổn định hơn so với bà mẹ mới sinh con lần đầu. Đó là những yếu tố thuận lợi để chuyện sinh nở nhanh chóng, dễ dàng hơn.

2. Sản phụ ở độ tuổi sinh sản tốt nhất

Nhiều người già thường khuyên phụ nữ trẻ "tranh thủ mà sinh con" không phải không có cơ sở. Ở độ tuổi sinh sản tốt nhất, em bé sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, bản thân sản phụ cũng nhanh hồi phục sức khỏe và quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Theo góc độ y học, phụ nữ từ 23 - 30 tuổi là độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất. Sau tuổi 30, khả năng sinh sản của nữ giới bắt đầu giảm dần đều, sau tuổi 35 thì bắt đầu giảm mạnh.

3. Sản phụ có thói quen vận động và cân nặng thích hợp

Tại sao có sản phụ sinh con "nhanh như một cơn gió", có người lại đặc biệt khó khăn, "bí quyết" nằm ở 3 điểm sau - Ảnh 2.

Thời kỳ mang thai, phụ nữ cần ưu tiên nghỉ ngơi vì sự an toàn của em bé. Nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ không nên vận động. Ngược lại, có thói quen tập thể dục đều đặn và tập những bộ môn phù hợp lại là yếu tố quan trọng để việc sinh nở thuận lợi hơn.

Các bài tập thể dục hàng ngày phù hợp với thai phụ là: yoga, đi bộ... Bà bầu nhớ không nên vận động trong thời gian dài, khi đi bộ cần có người nhà bên cạnh để phòng tình huống bất ngờ phát sinh.

Ngoài ra, việc sản phụ tăng bao nhiêu cân khi mang bầu cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Đối với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai, mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11kg đến 16 kg.

Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ. Tăng cân quá ít sẽ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân ở mức hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, vừa có tác động tốt đến quá trình sinh con sau đó.

Tú Cầu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh