THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:47

Sự thật khủng khiếp ở vựa rau an toàn cung ứng cho Hà Nội

 

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 phút đi bằng xe máy xuôi theo Quốc lộ 1A cũ, khu trồng rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân nằm trên địa bàn xã Khai Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội.

Hàng ngày HTX này cung cấp hàng tấn rau cho các chợ đầu mối ở Thủ đô chứa đựng “sự thật khủng khiếp” mà chỉ đến tận nơi tìm hiểu, tiếp xúc với chủ những ruộng rau này chúng tôi mới hay biết.

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi

Sự thật khủng khiếp khu trồng rau an toàn xã Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Nội - (Ảnh: Nhất Nam).

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều vô kể

Tìm đến khu trồng rau rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân trong một buổi chiều đầu tháng 4, cánh đồng rau 30ha (theo lời Chủ tịch xã cung cấp) màu xanh mướt xen thấp thoáng là những lều lán bằng tre nứa và bạt.

Từ đầu đường, chiếc biển sắt với khung chữ "HTX Phú Xuân - khu sản xuất rau an toàn" cùng nhiều biển hiệu dạng khuyên sản xuất rau an toàn hiện ra trước mắt.

Những biển hiệu như: “Để sản xuất rau an toàn nông dân chúng ta hãy thực hiện 3 không: Không sử dụng phân tươi – Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm, thuốc ngoài danh mục – Không vất bỏ bao bì bừa bãi” và “Vì sức khỏe cộng đồng, mỗi người dân hãy là một giám sát viên trong sản xuất rau an toàn” được cắm dựng từ đầu đường đến bờ ruộng. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi-Hinh-2

Hàng loạt biển hiệu khuyên sản xuất rau an toàn cắm trên đường - (Ảnh:Nhất Nam).

Bước xuống xe, chúng tôi ngay lập tức phải bịt mũi vì mùi thuốc sâu nồng nặc, phía xa xa là vài nông dân đang bịt khẩu trang, đeo bình phun lên những luống rau xanh mướt.

Một phụ nữ đang đeo bình thấy sự xuất hiện của chúng tôi vội vàng đem bình đi cất giấu. Một vài người khác ngồi cạnh lều hò hét ra hiệu cho những người phía xa đang đeo bình phun vào rau dừng lại.

Tiến gần phía lều lán được dựng phía gần bờ ở mỗi đầu ruộng rau, dễ nhận thấy mỗi bờ ruộng đều có 1 bao tải dứa, hoặc thùng nhựa màu xanh với dòng chữ thùng chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Kiểm tra các thùng này, PV bất ngờ khi bên trong là hàng loạt bao bì thuốc BVTV với đủ các loại kích thích tăng trưởng, thuốc trị bệnh cho đến thuốc trừ sâu như: "Thần dược siêu tăng trưởng HVP Ga3, thuốc kích thích, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trị đạo ôn vàng lá... có cả thuốc trừ sâu hiệu Khủng lửa, trừ tất cả các loại sâu kháng thuốc và rất nhiều loại khác..."

Không những thế, trên bờ ruộng và dưới mương nước, những vỏ bao bì này cũng xuất hiện bừa bãi, thậm chí vương cả vào đống rau vừa đưa từ ruộng lên.

Bên cạnh đó, những đống phân gà vịt, thậm chí là phân tươi nặng mùi chất cao ngút ngay chân luống rau xanh mướt đến giai đoạn thu hoạch.

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi-Hinh-3

Biển hiệu khu sản xuất rau an toàn được dựng ở khu vực - (Ảnh: Đức Thịnh).

Phun thuốc “siêu tăng trưởng” 3 ngày sau thu hoạch

Phải rất vất vả PV mới tiếp cận được một phụ nữ trung niên đang thu hoạch rau cần dưới ruộng.

Người phụ nữ tiết lộ với PV rằng, việc phun thuốc nhà nào trồng rau ở đây cũng áp dụng. Trong đó có loại phổ biến nhất là thuốc chống sương, chống cháy lá và các loại thuốc kích thích như "thần dược siêu tăng trưởng" HVP- Ga3.

Nói về các loại thuốc kích thích chủ ruộng rau còn tiết lộ khi phun vào cây lớn rất nhanh. Hơn thế nữa người này còn cho hay phun thuốc chỉ sau 3 ngày là thu hoạch.

“Thuốc a3 (Thần dược siêu tăng trưởng HVP GA3 - PV) từ người trồng cần, rau muốn, rau cải, su su ai mà chả phun. Phun xong 3 ngày sau thu hoạch, phun cái đó nó lớn nhanh lắm”- người nông dân nói và còn nhấn mạnh rằng các rau này họ vẫn sử dụng trong bữa ăn gia đình.

Mang những điều mắt thấy tai nghe hỏi chủ vườn rau, người phụ nữ cho hay, đợt này người ta còn phun ít bởi đang cuối vụ để rau già lấy giống.“Lúc đầu vụ mới phun nhiều” – lời người phụ nữ.

Hỏi về nguồn gốc các loại thuốc BVTV do ai cung cấp, người phụ nữ cho hay: “Chúng tôi tự đi mua ở các cửa hàng. Đầy rẫy”.

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi-Hinh-4

Và đây là sự thật - (Ảnh: Nhất Nam).

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi-Hinh-5

Hàng tá các loại thuốc bảo vệ thực vật tìm thấy trong các bao tải và các thùng chứa đầu bờ ruộng - (Ảnh: Nhất Nam).

Cũng theo người này, gia đình bà canh tác 2 sào rau chủ yếu là rau cần, thu hoạch mỗi sào thu hoạch trong một năm được khoảng 40 triệu đồng.

Khu rau này cứ chiều và sáng sớm lại có xe tải về thu mua. Họ mua về bán cho các chợ đầu mối trong Hà Nội và Hà Đông. Chúng tôi không phải mang đi bán” – người phụ nữ vừa thu hoạch rau vừa nói với PV.

Hỏi về biển hiệu rau an toàn ghi "3 không", sao bà con nông dân vẫn phun thuốc BVTV, vẫn sử dụng phân tươi. Người phụ nữ này nói rằng phân trần rằng: "Hồi đầu mùa thì phun thôi, còn giờ chúng tôi ít phun”.

Biết nhưng bất lực vì không có chuyên môn

Việc bà con phun thuốc BVTV cho rau cũng được ông Nguyễn Viết Thắng - Chủ tịch UBND xã Khai Thái xã xác nhận với PV. Ông này cho rằng do không phải chuyên môn nên xã biết cũng không làm gì được.

"Cứ mỗi khi đang nắng gặp mưa là phải phun, trời có sương cũng phải phun... nếu không thì không được thu" - lời của ông Chủ tịch UBND xã Khai Thái.

Su that khung khiep o vua rau an toan cung ung cho Ha Noi-Hinh-6

Chủ tịch UBND xã Khai Thái thừa nhận việc người trồng rau phun thuốc BVTV - (Ảnh: Nhất Nam).

Vị Chủ tịch xã thông tin: "Khu sản xuất rau an toàn này là của thôn Khai Thái (trùng địa danh với xã) rộng khoảng 30ha có từ mấy chục năm trước. Ở đây chủ yếu là canh tác rau cần và rau muống".

Theo ông này, thu nhập về trồng rau bình quân mỗi tháng cho bà con nông dân khoảng 7,5 triệu đồng/tháng.

"Đặc biệt vào dịp tết thì thu nhập không có gì sánh bằng. Chỉ 2 ôm rau cần to là có giá 1 triệu đồng. Có lúc còn không có mà bán, thậm chí đã có chuyện tiểu thương đánh cãi nhau chỉ vì tranh mua rau" - ông Thắng nói.

Chủ tịch UBND xã Khai Thái cũng cho hay, khoảng tháng 5 tới khu vực này (khu trồng rau) sẽ được quy hoạch và gắn mác rau an toàn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh