THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:54

Sống tự lập chứ đừng cô lập

Sống tự lập chứ đừng cô lập

Bởi dù lựa chọn cách sống như thế nào thì cá nhân đó cũng thể nào tách rời được môi trường xung quanh.

Anh Trần Hữu Khánh (Quận 3, TP.HCM) chia sẻ, anh không muốn dựa dẫm vào người khác nên tự làm hết mọi thứ, mọi người xung quanh nghĩ anh là một người khó gần: “Các mối quan hệ xung quanh tôi ngày càng ít đi, có thể người khác khi gặp chuyện khó khăn thường sẽ nhờ mối quan hệ xung quanh để hoàn thành, còn tôi thì không, chính vì điều này tôi đã gặp không ít trở ngại trong cuộc sống”.

 Việc chúng ta ngắt kết nối với các mối quan hệ xung hệ xung quanh đồng thời làm hạn chế đi các cơ hội phát triển bản thân.

Việc chúng ta ngắt kết nối với các mối quan hệ xung hệ xung quanh đồng thời làm hạn chế đi các cơ hội phát triển bản thân.

Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hạnh - Chuyên gia Tâm lý bày tỏ: “Khi chúng ta tách ra khỏi đám đông, ít tương tác với các mối quan hệ xã hội và bạn bè dẫn đến chúng ta tự cô lập bản thân. Và khi chúng ta có những cảm xúc tiêu cực chúng ta sẽ không có bạn bè để chia sẻ, hoặc các mối quan hệ tích cực giúp chúng ta vực dậy tinh thần. Việc chúng ta ngắt kết nối với các mối quan hệ xung hệ xung quanh đồng thời làm hạn chế đi các cơ hội phát triển bản thân. Việc kết nối với những người xung quanh mang lại cho chúng ta nhiều nguồn năng lượng tích cực hơn, mang lại giá trị và hiệu quả công việc cao hơn”.  

Tạo nhiều hoạt động gắn kết gia đình

Hiện nay có không ít người vì mải mê với công việc, bạn bè và những mối bận tâm khác mà ít dành thời gian cho gia đình. Vì vậy mà các thành viên trong gia đình dần dần có cuộc sống xa cách, rời rạc, thiếu đi sự gắn kết.

 Tạo nhiều hoạt động gắn kết gia đình.

Tạo nhiều hoạt động gắn kết gia đình.

Chị Lê Thái Hà Anh (TP.HCM) chia sẻ, chị luôn dành thời gian để sắp xếp cho các thành viên trong gia đình, con cháu có những buổi hoạt động bên ngoài xã hội.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm - Chuyên gia Tâm lý bày tỏ: “Khi chúng ta gắn kết, các thành viên sẽ luôn thấy được sự tích cực và cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia. Và chính tình yêu đó giúp ta cảm nhận cuộc sống không trống rỗng và luôn trong trạng thái đong đầy hạnh phúc, cảm nhận được sự an toàn và bình yên trong gia đình. Chúng ta tạo cơ hội để mỗi người có thể trút ra hết những nỗi niềm, khó khăn trăn trở trong cuộc sống, hoặc ai đó cần được lắng nghe. Tất cả sẽ làm cho mỗi thành viên cảm thấy gia đình là một bến đỗ bình an và thiêng liêng nhất”.

Tự tin chứ đừng tự kiêu

Sự khác biệt giữa người tự tin và tự kiêu chính là cách họ nhìn nhận bản thân và cách tương tác với người khác. Người tự tin là người luôn tin vào năng lực và luôn hiểu bản thân của mình, nhưng đồng thời họ cũng tôn trọng năng lực và màu sắc cá nhân của người khác. Người tự kiêu trong cách giao tiếp và ứng xử với người khác, thường họ sẽ cảm thấy bản thân giỏi hơn những người xung quanh, và luôn đặt mình ở vị trí cao hơn người khác, thiếu sự lắng nghe, tôn trọng và đôi khi họ có những hành vi lấn lướt người khác để thể hiện bản thân”.

Sự khác biệt giữa người tự tin và tự kiêu chính là cách họ nhìn nhận bản thân và cách tương tác với người khác.

Sự khác biệt giữa người tự tin và tự kiêu chính là cách họ nhìn nhận bản thân và cách tương tác với người khác.

Anh Lê Thành Nhơn chia sẻ, vì sự cố chấp luôn cho mình đúng, anh đã bỏ qua những sự giúp đỡ từ bạn bè và những thành viên trong đội chỉ để thể hiện bản thân: “Tôi luôn nghĩ chỉ cần một mình tôi cũng đủ sức để hoàn thành công việc hiệu quả nhất”.

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân - Chuyên gia Tâm Lý bày tỏ: “Chúng ta hãy tập cách quan sát, nhận biết rõ ràng năng lực của bản thân có những điểm mạnh, yếu. Chúng ta ở vị trí nào so với mặt bằng chung và so với những người xung quanh. Đồng thời chúng ta nên học cách đối xử với mọi người xung quanh, nếu chúng ta biết tôn trọng màu sắc cá tính của mỗi người thì cái mối quan hệ xung quanh chúng ta sẽ dễ dàng kết nối hơn”.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh