Số người thất nghiệp trên toàn thế giới có thể tăng thêm 25 triệu người
- Bác sĩ
- 17:05 - 22/04/2020
Theo trang Reuters, dựa trên các kịch bản khác nhau về tác động của đại dịch COVID-19 đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ILO (Tổ chức lao động quốc tế) ước tính thế giới sẽ có thêm 5,3 triệu-24,7 triệu người thất nghiệp.
Trên mạng có người đặt ra một câu hỏi rằng "Bằng cấp có ảnh hưởng tới việc tìm công việc hay không?", câu hỏi này nhận được hàng ngàn lượt tương tác, và hơn một nửa trong số đó trả lời rằng "có ảnh hưởng".
Trên thực tế, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu tuyển dụng của nhiều công ty đã giảm, nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn tăng lên hàng năm. Ngày càng có nhiều công ty nâng cao hơn yêu cầu tuyển dụng, phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Có người từng nói: "Thời đại nói học đại học cũng vô dụng đã qua, trong thời đại ngày nay, trình độ học vấn và mức thu nhập là tỷ lệ thuận với nhau."
1. Ở nơi làm việc, phải dựa vào thực lực, nhưng bằng cấp, lại là bước đệm tốt nhất
Trong một bộ phim có tên "An gia", có một tình tiết như sau:
Nữ chính là một người có năng lực làm việc rất nổi bật, là nòng cốt bồi dưỡng của công ty, nhưng ít ai biết rằng khi mới bước ra xã hội, cô đã từng thất bại rất nhiều lần khi đi phỏng vấn.
Lý do là bởi cô không có bằng cấp.
Mặc dù cô rất nỗ lực, tự mình học tới trình độ đại học, nhưng vì không có tấm bằng mà rất nhiều công ty đã từ chối cô.
Trong phim, cô đã bất đắc dĩ phải dùng cách mua bằng cấp giả để đổi lấy cơ hội duy nhất cho mình, và bí mật này cũng trở thành "cái chuôi" khiến cô bị người khác lợi dụng và nắm lấy.
Nhưng hiện thực cuộc sống lại tàn khốc gấp 100 lần trong phim, chúng ta tất nhiên không thể ngụy tạo bằng cấp, càng không thể may mắn tình cờ gặp được người chỉ qua vài câu nói đã ưu ái, cho chúng ta cơ hội.
Dạo trước, tôi có cùng một người bạn phụ trách mảng tuyển dụng nói chuyện, cô ấy nói:
Công ty có một vài nhân viên, mặc dù học lực không tốt nhưng lại rất nỗ lực và tạo ra những thành tích không tồi. nhưng nếu đặt vào tình hình hiện tại, những người này, căn bản là sẽ không được trọng dụng.
Ai từng làm tuyển dụng ắt hẳn đều có cùng cảm nhận, khi tình hình kinh tế bên ngoài càng không tốt, sẽ càng có nhiều ứng viên ứng tuyển vào cùng một vị trí, điều kiện tuyển dụng vô hình cũng bị nâng cao.
Một HR gần đây phát hiện ra, trước kia một tuần chỉ nhận vài bộ hồ sơ xin việc làm, thì nay một tuần nhận được hơn 140 bộ CV, cậu ấy chỉ có thể ưu tiên đi xem xét những người có học lực cao hơn, bối cảnh tốt hơn.
Rất nhiều người cho rằng ở nơi làm việc, thực lực, mới là điều quan trọng nhất. Nhưng thực tế khốc liệt lại nói với bạn rằng, không có bằng cấp, đến cơ hội để thể hiện năng lực cũng không có.
2. Bản thân bằng cấp cũng đại diện cho năng lực
Ai cũng mong được vào làm ở một công ty lớn, thậm chí là công ty nước ngoài với đãi ngộ tốt, môi trường chuyên nghiệp, nhưng càng là những công ty lớn, tiêu chuẩn tuyển dụng của họ sẽ càng khắt khe.
Trước đây, một người phụ trách mảng tuyển dụng của một doanh nghiệp lớn nói rằng: nếu một người rõ ràng biết rằng học lực có ảnh hưởng tới công việc, nhưng lại không cố gắng hết sức đi nỗ lực giành lấy bằng cấp cao hơn để tăng thêm vốn cho bản thân, chỉ trông chờ khi ra lập nghiệp doanh nghiệp sẽ cho họ một cơ hội, bỏ qua học lực mà đi phát hiện năng lực, điều này là không thực tế, và cũng không công bằng.
Anh ấy nói: "Có thể có được học lực giỏi hay xuất sắc trên con đường học hành cạnh tranh khốc liệt, thực ra cũng là một loại năng lực."
Lời của anh ấy tuy rất tàn khốc nhưng nó là sự thật. Bản thân học lực, tuyệt đối không phải chỉ là một tờ giấy, trong quá trình nhiều năm học hành, tri thức mà chúng ta tiếp thu được, phương thức tư duy vấn đề mà chúng ta hình thành, cùng với quyết tâm không từ bỏ khi đối mặt với khó khăn, tất cả những điều này, đều là tài sản vô giá.
Một cư dân mạng có mẹ bị bệnh nặng, các bác sỹ tuyến địa phương đều bó tay. Anh ấy được thông tin có một bác sỹ ở thành phố lớn có thể trị được bệnh cho mẹ mình, nhưng làm sao cũng không thể gọi điện liên lạc được với vị bác sỹ ấy.
Bản thân cũng là một tiến sỹ, anh ấy nghĩ ra rằng các bác sỹ nổi tiếng đều có công trình nghiên cứu, nghĩ vậy, anh ấy lên kênh thông tin khoa học tìm kiếm thông tin, tìm được bài nghiên cứu và cả email của vị bác sỹ đó, vậy là, anh ấy liền thử gửi email cho vị bác sỹ ấy.
Không lâu sau, vị bác sỹ nhắn tin lại trả lời rằng: Chiều thứ hai tuần sau hãy đưa mẹ tới đây, cứ nói là đã gửi email cho tôi.
Rất nhiều người cảm thán, đúng là tri thức thay đổi vận mệnh.
Thực ra, thay đổi vận mệnh vốn dĩ không phải tri thức mà là chúng ta trong quá trình học tập, hình thành nên những phương thức tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề đúng đắn.
Giống như người tiến sỹ trong câu chuyện trên, cũng giống như khi nghiên cứu, anh ấy bỏ qua khó khăn bề ngoài của vấn đề, đi tìm kiếm nguồn gốc của vấn đề, và kinh nghiệm nghiên cứu cũng giúp anh ấy biết cách tìm tòi manh mối, giải quyết vấn đề.
Đó đều là những năng lực được không ngừng bồi dưỡng trong quá trình học tập.
Vì vậy, tuyệt đối đừng cho rằng bằng cấp và trình độ học lực ghi trên đó chẳng qua cũng chỉ là một tờ giấy, đằng sau tờ giấy này là vô số những tri thức, kĩ năng, quan hệ và tài nguyên. Và những thứ này, đều là vô giá.
3. Sợ nhất là những người thành công hơn bạn, còn nỗ lực hơn bạn
Ngày 17/3, Xueli, một nữ doanh nhân với thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng cùng với hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội Trung Quốc đã thông báo trên trang cá nhân rằng mình vừa được nhận vào trường đại học Hupan (trường đại học do Jack Ma đồng sáng lập).
Năm 2011, cô gái 30 tuổi này khi đó đang học năm 3 đã cùng bạn học chung vốn, dùng tiền học bổng của mình lập ra một cửa hàng online trên trang Taobao, sau nhiều năm kinh doanh, cô thu về cho mình một số thành tựu nhất định.
Nhưng mục tiêu của Xueli không chỉ dừng lại ở kinh doanh. Khi mới lập ra tiệm bán hàng online, cô đã từng đăng bài trên trang cá nhân nói rằng: năm 30 tuổi, sẽ quay lại đi học tiếp.
9 năm sau, cô đã thực hiện được mục tiêu của mình, không chỉ vậy, trường đại học Hupan mà cô được nhận, không chỉ học phí đắt đỏ, điều quan trọng là phải có doanh nghiệp của riêng mình và được trường đích thân công nhận là người được chỉ định giới thiệu.
Có thể nói, cầm được offer của ngôi trường này, độ khó là vô cùng cao.
Đáng sợ hơn cả "những người nỗ lực hơn bạn, thành công hơn bạn" là những người đã thành công rồi nhưng vẫn đang nỗ lực hơn bạn.
Cùng là 24 tiếng một ngày, cùng là 365 ngày một năm, có người luôn kiếm cớ bận rộn không có thời gian học hành, có người dù bận rộn thực sự nhưng luôn cố gắng dành ra thời gian để nâng cao bản thân.
Giống như Xueli nói: bất cứ chuyện gì, quan trọng là bạn có muốn hay không mà thôi.
Xung quanh chúng ta có lẽ có không ít những ví dụ như này.
Đồng nghiệp cũ của tôi, tốt nghiệp đại học top đầu, sau khi đi làm, vẫn luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để luyện thi bằng kế toán, bằng ACCA, sau đó thì đi học MBA.
Sau khi học xong MBA, công ty có một dự án ở nước ngoài, cần người biết quản lý, giỏi tiếng anh và có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm chức vụ người phụ trách dự án cho công ty, và nghiễm nhiên, cậu ấy là ứng cử viên số 1 cho vị trí này.
Có người nói:
Năm 15 tuổi, cảm thấy học bơi khó nên từ bỏ không học. Năm 18 tuổi, được cô gái mình thích rủ đi bơi, nhưng lại chỉ có thể nói "Tớ không biết bơi".
Năm 18 tuổi, cảm thấy tiếng Anh khó, bỏ không muốn học. Năm 28 tuổi phát hiện ra một công việc rất tốt nhưng lại yêu cầu biết tiếng Anh, cũng lại chỉ có thể nói "Tôi không biết tiếng Anh".
Con người, nếu trước, càng ghét phiền phức, càng lười học hành thì sau, sẽ càng dễ bỏ lỡ những điều tốt đẹp hơn.
Hôm nay bỏ ra thêm một phần nỗ lực, ngày mai sẽ tăng thêm một phần vốn và tự tin để cạnh tranh, người càng có tầm nhìn, càng hiểu đạo lý này.
Những người như vậy, dù kinh tế có "lạnh lẽo" tới đâu, cũng sẽ không nản lòng phàn nàn, thay vào đó, họ sẽ sử dụng thật hiệu quả quãng thời gian ngủ đông này để nâng cấp bản thân và đón chờ những cơ hội mới.