THỨ BA, NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2024 03:52

Số ca nặng tại TP.HCM vẫn chưa giảm bền vững nên cần kiểm soát không để số ca nhiễm COVID-19 gia tăng

Về việc có nên coi dịch COVID-19 là bệnh đặc hữu (hay bệnh lưu hành), Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay, ngày 7/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP: Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2022, theo đó, giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá lại các tiêu chí về mức độ dịch, quy chế quản lý người nhiễm SARS-CoV-2, người tiếp xúc gần với người mắc bệnh để kịp thời điều chỉnh tình hình phù hợp với thực tế; đánh giá chính xác tình hình dịch, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, từ đó có các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch, coi COVID -19 là bệnh dịch lưu hành.

Trường hợp cần tiếp tục triển khai lây nhiễm thì phải rà soát lại trình tự, thủ tục để đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tính chính xác của dữ liệu. Tiếp tục cập nhật và cải tiến quy trình chăm sóc F0 tại nhà.

Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, trường hợp này vẫn là người bệnh và cần được cách ly, điều trị. Ngoài ra, số ca nặng tại TPHCM vẫn chưa giảm bền vững nên cần kiểm soát không để số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Ảnh: Huyền Mai.

Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, trường hợp này vẫn là người bệnh và cần được cách ly, điều trị. Ngoài ra, số ca nặng tại TPHCM vẫn chưa giảm bền vững nên cần kiểm soát không để số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Ảnh: Huyền Mai.

Bà Mai cũng thông tin, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã trao đổi với nhiều chuyên gia, đơn vị. Qua đó, đưa ra một số nhận định sau:

Vi-rút SAR-Cov-2 cùng số trường hợp nhiễm vi-rút này đã được báo cáo ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, có thể nhận định, dịch COVID-19 tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang bệnh lưu hành.

Tỉ lệ mắc COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt là giữa các tỉnh thành từng có tỉ lệ mắc cao với những nơi dịch bệnh gần đây đang gia tăng mạnh. Số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn cao so với các bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong hàng đầu trước đó.

Vi-rút SAR-Cov-2 liên tục biến đổi, ghi nhận những biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron. Không chỉ vậy, trong biến thể cũ cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ. Cụ thể ,Omicron đã ghi nhận biến thể phụ như BA.1 BA.2 BA.3, các biến thể này có thể né miễn dịch gây tái nhiễm. Do đó, tỉ lệ mắc COVID-19 tại các vùng hệ cảm nhiễm là rất khó xác định, chưa có tính ổn định.

“Như vậy, có thể kết luận, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch COVID-19 là bệnh lưu hành và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO, tổ chức quốc tế, quốc gia khác để theo dõi tình hình COVID-19, cập nhật sự biến đổi của vi-rút SAR-Cov-2. Từ đó, tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định xem dịch COVID-19 là bệnh lưu hành hay bệnh đặc hữu khi thời điểm thích hợp”, Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.

Về việc đề xuất cho F0 đi làm, tại TPHCM sau khi đánh giá tình hình ca nhiễm, trường hợp nặng, tử vong, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP ban hành văn bản 882/UBND-VX cho phép F1 đi làm, đi học với một số điều kiện.

Riêng F0, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, trường hợp này vẫn là người bệnh và cần được cách ly, điều trị. Ngoài ra, số ca nặng tại TP.HCM vẫn chưa giảm bền vững nên cần kiểm soát không để số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. 

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh