CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:32

Sinh viên kể chuyện học phẫu thuật trên xác người

Với ngành y, dù đầu vào là thủ khoa hay áp chót, sinh viên đều phải chật vật như nhau trước mỗi môn học. Ngay từ năm thứ nhất, những y, bác sĩ tương lai đã phải đối mặt khối kiến thức nặng nề. Không ít bộ môn khiến sinh viên phải học cách rèn luyện tâm và ý chí cho những ai theo học ngành này. Điển hình là giải phẫu.
Nhiều sinh viên ngất vì choáng 

Chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng đại học, Lê Thị Thảo - sinh viên năm 6, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội - từng nhiều lần hoảng sợ khi làm quen bộ môn khó nhằn của ngành Y khoa.   
Thảo chia sẻ: "Dù đã 5 năm, mình vẫn chưa quên cảm giác khi học môn này. Thuở mới vào trường, chúng mình được nghe các anh chị khóa trên kể về những khó khăn và trở ngại khi học giải phẫu. Trăm nghe không bằng một thấy, khi trải nghiệm, mình mới thực sự hiểu cảm giác tiếp xúc trực tiếp một cơ thể người. Bắt đầu bộ môn, các sinh viên được học lý thuyết giải phẫu. Chúng mình được thầy cô chỉ dạy, bóc tách từng bộ phận. Có thầy chỉ rõ động mạch, tĩnh mạch, các cơ… Lần đầu tiên nhìn thấy một cơ thể như vậy, hầu hết các bạn không khỏi hoảng hốt”.
Ảnh minh họa
Tiến Long, sinh viên năm cuối, ngành đa khoa  (Đại học Y Hà Nội) nhớ lại lần đầu bước chân vào phòng thực hành: “Cảm giác khiến mình sợ khi giải phẫu là mùi phoóc môn nồng xộc thẳng vào mũi và luồng không khí lạnh run. Lần đầu tiên, mình đứng giữa những xác người. Hồi tưởng các bộ phim và cuốn sách đã đọc, mình thực sự sợ hãi”. Với Thảo, trước khi thực hành, cô và nhóm bạn chuẩn bị tinh thần kỹ càng. Mọi người đều tự trấn áp, đây là nhiệm vụ thiêng liêng, cần nghiêm túc trước người đã hy sinh cơ thể phục vụ sinh viên học tập.
Dù vậy, một số thành viên không tránh khỏi choáng váng, phải chạy ra ngoài trấn tĩnh. “Chuyện sinh viên Y ngất xỉu trong phòng xác xảy ra hàng ngày. Chúng mình sẽ được thầy cô sơ cứu. Sau khi nghỉ ngơi và trấn tĩnh, mọi người trở lại phòng và học tiếp. Nếu không vượt qua cảm giác sợ hãi, mỗi sinh viên không thể vượt qua môn học quan trọng này”.
Hoàng Trung, sinh viên Đại học Y Hải Phòng kể: “Mình là con trai và khá bạo dạn nên không quá sợ khi học giải phẫu". Tuy nhiên, Trung cũng từng chứng kiến nhiều bạn nữ ngất và mặt tái xanh khi nhìn thấy xác người thật.  Cũng như Thảo, Trung cho rằng mỗi bài học là một trải nghiệm quý giá, và sinh viên phải biết trân trọng vì sự cao cả đối với ngành y của những người hiến tặng cơ thể sau khi mất.   
Phải biết vượt qua chính mình
“Một số bạn điểm thi đầu vào trường y rất cao, nhưng sau một thời gian học, không đủ kiên nhẫn nên thi sang trường khác” -Thảo cho biết. 
Một trong những điểm khó của môn học là sinh viên phải ghi chép và nhớ chính xác từng chi tiết như cấu tạo từng bộ phận trên cơ thể người, xương, tủy, đường đi dây thần kinh… 
Ảnh minh họa
 “Thầy cô luôn dặn, chỉ cần nhầm một li, khi vào nghề, chúng mình có thể làm hại bệnh nhân” - Thảo chia sẻ. Vì vậy, ngoài việc vượt qua chính mình, sinh viên còn phải rèn luyện tính cẩn thận và sự kiên trì.
Có lúc, Thảo và Long nghĩ đến việc chấp nhận học lại giải phẫu. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ trong phút sợ hãi. Sau khi trấn tĩnh, cả hai đều quyết tâm vượt qua trở ngại để hoàn thành tốt việc học tập. Giải phẫu khó khăn là thế, nhưng qua đó, sinh viên có cơ hội nắm rõ, hiểu sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. 
“Đến nay, mình đã học năm thứ 6. Ngoài sự vất vả gặp phải, trường y cũng là nơi rèn luyện cho mình ý chí kiên cường và sự quyết tâm không đầu hàng khó khăn. Có lẽ khi ra trường, mình sẽ không bỡ ngỡ trước áp lực của công việc” – Long tự hào kể.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh