CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:16

Singapore: Vắc-xin đắt, nhiều trẻ em không tiêm chủng

Phế cầu khuẩn là vi rút gây bệnh lây nhiễm dẫn đến tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Bộ Y tế Singapore khuyến cáo trẻ em nên tiêm chủng vắc- xin để chống lại loại vi khuẩn này, nhưng các bậc phụ huynh cho rằng một mũi vắc- xin với giá 500$ là quá đắt để họ có thể cho con của mình tiêm phòng.

Tại một bệnh viện đa khoa, một liều vắc-xin có giá khoảng 150$, và từ 170$ đến 180$ đối với các bệnh viện tư nhân, trong khi đó, mỗi trẻ em được khuyến cáo tiêm ba lần, và chi phí cho ba liều văc-xin khoảng 500$.

Phế cầu khuẩn là một loại bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới. Nó là một loại bệnh gây nhiễm khuẩn cao, thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao, dẫn đến viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nguy hiểm khác.

Đó là lý do vì sao năm 2009, Bộ Y tế đã đặt tiêm chủng ngăn ngừa vi khuẩn phế cầu khuẩn vào danh sách khuyến cáo tiêm chủng hàng đầu cho trẻ em bên cạnh các loại tiêm chủng khác như bạch hầu, bại liệt, uốn ván. Trong đó, chỉ có tiêm chủng vắc-xin ngăn ngừa bạch hầu và sởi là bắt buộc.

Hầu như các loại vắc-xin khác như vắc-xin cho bệnh lao là được miễn phí hoàn toàn cho người dân tại các bệnh viện đa khoa, theo lịch tiêm chủng trẻ em quốc gia quy định.

Christopher Chong, 35 tuổi, giám đốc điều hành truyền thông, có con trai 3 tuổi cho biết: “Có một vài loại vắc-xin được Chính phủ Singapore trợ cấp hoàn toàn chi phí, nhưng từ khi bệnh này được khuyến cáo thì nó đã không còn được hỗ trợ thêm nữa”.

Khi chính phủ hỗ trợ một phần chi phí các loại vắc-xin tiêm chủng vào năm 2009, số lượng trẻ em được tiêm chủng phòng ngừa bệnh tăng lên đáng kể. Năm đó, 1/5 trẻ em đều được tiêm đầy đủ ba liều vắc-xin.

Thậm chí sau đó, đã có một khoảng cách đáng kể giữa số lượng trẻ em và số vắc-xin được trợ cấp hoàn toàn. Ví dụ, từ năm 2003, tỷ lệ tiêm chủng viêm gan B dao động khoảng 95%.

Các bác sĩ cho hay chúng tôi rất mong muốn sản xuất ra nhiều loại vắc-xin phế cầu khuẩn với giá cả phải chăng hơn. Tiến sĩ Hsu Li Yang, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Novena Mount Elizabeth nói: “Chi phí vắc-xin cao có thể khiến cho nhiều bậc phụ huynh không có đủ khả năng cho con mình được tiêm chủng”.

Bác sĩ đa khoa Lee Kwok Keong khi nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh trong phòng khám tại Punggol, nói: “Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin đã tăng lên kể từ khi chính phủ trợ cấp một phần tiền vắc-xin, tuy nhiên giá cả đối với vắc-xin phế cầu khuẩn vẫn có chút đắt đỏ”.

Chi phí đắt đỏ của vắc-xin gần đây đã thu hút được sự chú ý của tổ chức từ thiện y tế (Tổ chức Bác sĩ không biên giới), tổ chức này đã công bố một bản báo cáo hồi tháng trước về việc tăng chi phí tiêm chủng vắc-xin trên toàn thế giới. Báo cáo của tổ chức này đã nhấn mạnh rằng các thị trường cung cấp vắc-xin phế cầu khuẩn bị độc quyền thương mại bởi hai phía, trong đó các công ty dược thường định giá sản phẩm của mình theo cách xem xét nước cần mua có đủ khả năng để chi trả số vắc-xin cần cho nước mình hay không. Ví dụ, một liều vắc-xin Plizer trị giá 75 đô la Mỹ (khoảng 101 đô la Singapore) tại Pháp, nhưng chỉ khoảng 65đô la ở Ấn Độ. Tại Mỹ, các loại vắc-xin đều đồng giá 136$. Ở Malaysia, một liều vắc-xin có giá từ 200 đến 300 Ringgit (khoảng 76 đến 114 đô la Singapore). ở Philippin, hầu hết đều phải trả từ 3000 đến 5000 Peso (khoảng 91 đến 152 đôla Singapore) cho một liều vắc-xin.

Phát ngôn viên của hãng Pfizer cho biết hãng này đã sản xuất được Prevenar 13 – vắc-xin phế cầu khuẩn thông dụng nhất hiện nay và giá của Prevenar 13 thay đổi theo từng nước, tùy thuộc vào vị thế kinh tế của quốc gia đó, rồi Pfizer mới xem xét và cân nhắc giá cả bán cho từng nước.

Các bác sĩ đều muốn vắc- xin ngăn ngừa phế cầu khuẩn được sản xuất nhiều hơn với giá cả phải chăng 

Để giá của vắc-xin phế cầu khuẩn giảm xuống, các nước cần phải đợi cho đến khi chế tạo ra loại vắc-xin khác thay thế hoặc bằng sáng chế của vắc-xin này hết hạn, các bác sĩ cho biết.

Số liệu của Bộ Y tế cho thấy ít nhất đã có 166 trường hợp mắc bệnh phế cầu khuẩn vào năm 2013 và trong đó có 20 bệnh nhân dưới 25 tuổi. Vào năm đó, viêm phổi là bệnh phổ biến thứ hai sau ung thu dẫn đến tử vong. Từ năm 2004 đến 2013, 16 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh phế cầu khuẩn. Năm trong số các bệnh nhân đều dưới 6 tuổi.

“Đó là lý do tại sao các bác sĩ đã tranh luận cật lực để đưa bệnh phế cầu khuẩn vào vào Lịch tiêm chủng trẻ em quốc gia”, theo tiến sĩ Lim Woan Huah của Bệnh viên đa khoa Kidslink Children. Bà cũng tin rằng tỷ lệ tiêm chủng bệnh phế cầu khuẩn ở trẻ em thấp cũng một phần là do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ: “Rất nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là một loại bệnh tùy chọn để tiêm chủng, và chi phí đắt đỏ cũng đã khiến nhiều bậc cha mẹ không cho con của mình đi tiêm chủng. Nhưng nếu bạn so sánh chi phí của vắc-xin và chi phí nằm viện, thì giá của một liều vắc-xin thật không đáng là bao”. 

Hồng Đinh Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh