THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:56

Singapore ứng dụng AI ​trong điều trị bệnh Covid-19

Vietnamplus đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Trường Y dược Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã sử dụng nền tảng AI có tên IDentif.AI và phát hiện rằng các loại thuốc kháng virus như Paxlovid hoặc Molnupiravir nếu kết hợp với thuốc YH-53 ức chế protease (loại enzyme phá hủy protein) có hiệu quả chống biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong môi trường phòng thí nghiệm. IDentif.AI cũng có thể đưa ra liều lượng thuốc để đạt kết quả điều trị cao nhất.

(Nguồn: AA)

(Nguồn: AA)

Thuốc kháng virus Paxlovid và Molnupiravir đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh COVID-19. Paxlovid có hiệu quả khoảng 90% ngăn ngừa nguy cơ nhập viện hoặc chuyển biến nặng do COVID-19 nếu được sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng, trong khi Molnupiravir có hiệu quả khoảng 30%.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Dean Ho, cho biết các loại thuốc Paxlovid và Molnupiravir không giảm hiệu quả điều trị Covid-19 khi sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ở Singapore và một số nước trên thế giới đã tái nhiễm sau khi sử dụng một liệu trình Paxlovid, dù ban đầu đáp ứng khá tốt với thuốc. Điều này cho thấy Paxlovid không tiêu diệt được hoàn toàn virus SARS-CoV-2.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu khả năng kết hợp các loại thuốc để giảm nguy cơ tái nhiễm. Theo đó, họ đã sử dụng IDentif.AI và nghiên cứu các cách kết hợp thuốc và liều lượng chính xác nhất để tối ưu hóa tác dụng của cả thuốc Molnupiravir và thuốc Paxlovid chống biến thể Omicron.

Theo báo Tin Tức đưa tin, Giáo sư Sam McConkey chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Ireland cho biết bệnh đậu mùa khỉ dễ kiểm soát hơn bệnh Covid-19.

Mặc dù mối lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng tại Ireland, nơi đã có 1 ca nhiễm ở miền Đông được xác nhận và trường hợp thứ 2 có khả năng nhiễm đang được điều tra, Giáo sư  McConkey nhận định tốc độ lây lan bệnh này ở Ireland không cao. 

Ông McConkey khẳng định "bệnh đậu mùa khỉ hoàn toàn không phải là đại dịch như Covid-19". Ông nêu rõ bệnh đậu mùa khỉ ít lây nhiễm hơn, phải tiếp xúc da hoặc tiếp xúc rất gần với người bệnh mới có thể bị lây nhiễm. Ông cũng nhấn mạnh việc truy vết tiếp xúc, bao gồm cách ly 3 tuần, rất quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của bệnh này. 

Theo Giáo sư McConkey, virus gây bệnh đậu mùa khỉ không biến đổi gien hoặc có thể sẽ không biến đổi nhiều như virus gây bệnh Covid-19. Bệnh đậu mùa khỉ do một loại virus DNA gây ra và loại virus này biến đổi chậm hơn so với các loại virus RNA (virus corona là một trong các loại virus RNA).

Ông McConkey đánh giá ít có khả năng bệnh đậu mùa khỉ lây truyền “một cách mất kiểm soát” và Phòng thí nghiệm quốc gia ở Dublin là phòng thí nghiệm xử lý tốt các mẫu bệnh đậu mùa khỉ. Việc xét nghiệm PCR là rất đáng tin cậy.

Trong khi đó, Cơ quan an toàn và sức khỏe (HSE) của Ireland đã có nguồn cung vaccine ngừa đậu mùa là loại vaccine cũng được sử dụng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Vaccine sẽ được sử dụng cho những người tiếp xúc gần với ca mắc bệnh, người có nguy cơ cao và nhân viên y tế điều trị bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Theo Giáo sư McConkey, vaccine có thể ngăn ngừa dịch lây lan và giảm mức độ nghiêm trọng của dịch.  

Giáo sư McConkey đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng vaccine được nâng cấp ở Ireland, Vương quốc Anh và Gambia. Loại vaccine này đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép và có hiệu quả 85% đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ông McConkey khẳng định: “Loại vaccine này rất yên tâm” và HSE có quyền truy cập dữ liệu đối với loại vaccine này.

MỘC MIÊN (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh