THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 10:25

Sẽ không có biến động lớn về điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội

 

Thí sinh trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm 2015. (Ảnh: Văn Chung).


Theo danh sách điểm thi của thí sinh vừa được công bố, học sinh Lê Thị Hải Yến là người đứng đầu kì thi với môn văn 9 điểm và môn toán 10 điểm. Yến không đăng ký nguyện vọng dự thi chuyên.

Theo thống kê sơ bộ thì điểm 10 môn toán không nhiều, chủ yếu tập trung vào phần phổ điểm 7-8; đối với môn văn thì không có điểm 10, mức điểm cao nhất là 9,25.

Với mức điểm trên Hải Yến có tổng điểm xét tuyển là 61; có 3 thí sinh đạt tổng điểm xét tuyển 60,5; 8 thí sinh đạt mức 60,0. Tổng điểm xét tuyển từ 59,0 trở lên chỉ ở mức 83 thí sinh. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh đạt tổng điểm xét tuyển cao cũng có nguyện vọng đăng ký vào trường chuyên.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sau khi biết điểm thi, các thí sinh có nguyện vọng có thể làm đơn phúc khảo, hạn cuối vào ngày 1/7 tại các trường THCS, nơi mà thí sinh theo học lớp 9; thí sinh tự do nộp đơn phúc khảo tại các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã.

Đến ngày 27/6, Sở GD&ĐT tiếp tục công bố điểm trúng tuyển vào các trường THPT công lập (không chuyên). Ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi, Sở GD&ĐT Hà Nội, nhận xét: “Đánh giá sơ bộ thì thấy kết quả thi của học sinh năm nay không thay đổi nhiều so với năm trước. Do vậy, dự kiến mức điểm chuẩn vào các trường THPT công lập không chuyên sẽ không có biến động lớn”.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016 của Hà Nội có sự tham gia gần 80.000 thí sinh. Năm nay chỉ có khoảng 60% học sinh có cơ hội học trường công lập, số còn lại theo học hệ ngoài công lập, hệ giáo dục thường xuyên, hệ nghề và trung cấp.

 

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Năm nay sẽ có gần 30.000 học sinh phải học hệ ngoài công lập. Sở đã tính toán, tất cả học sinh tốt nghiệp THCS, có hộ khẩu Hà Nội sẽ được học trong các trường THPT trên địa bàn TP, ngoài các trường công lập, các em còn có thể học trong các trung tâm GDTX, các trường bổ túc văn hóa, học hệ THPT trong các trường Trung cấp CN và các trường ngoài công lập với mức học phí khác nhau để cho chọn lựa. Không có học sinh nào phải nghỉ học vì không có chỗ học”.

Với nhiều gia đình, việc cho con theo học hệ dân lập với học phí cao là khó khăn không hề nhỏ. Theo ông Thống: “Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cho các trường THPT công lập thì việc dành một tỷ lệ nhất định cho các trường ngoài công lập và các loại hình trường khác được tuyển sinh cũng là làm tốt chính sách xã hội hóa của nhà nước đề ra”.

Cù Hòa (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh