CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 09:35

Tuyển sinh vào lớp 10 công lập: Thấp thỏm chờ kết quả thi

 

Không xảy ra sự cố đáng tiếc

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố có có 79.079 TS tham dự thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016, chiếm tỷ lệ hơn 99,6%. Tổng số TS vắng mặt là 361 trường hợp, trong đó có 250 em thuộc diện tuyển thẳng, 7 TS bị ốm xin nghỉ, số còn lại thi đỗ vào các trường chuyên của các trường đại học. Không có TS nào vi phạm quy chế.

 

Thí sinh vui vẻ khi hoàn thành bài thi môn Tiếng Anh.

 

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo các cơ sở báo về không có trường hợp TS và giám thị nào vi phạm quy chế thi, cũng không có một sự cố đáng tiếc xảy ra. Kỳ thi trên địa bàn diễn ra thuận lợi do UBND Thành phố đã sát sao chỉ đạo và được sự giúp đỡ của các ngành có liên quan như: Y tế, điện lực, công an, giao thông...

Tại TP. Hồ Chí Minh, theo ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh), tại 135 hội đồng thi đều diễn ra nghiêm túc, không xảy ra sự cố đặc biệt. Trong buổi thi môn ngữ văn có 69.951 TS tham gia thi, vắng 520 em; vào lớp 10 chuyên có 7.216 em tham gia thi, vắng 50 TS. Môn ngoại ngữ: Thí sinh thi vào lớp 10 thường là 69.940 TS, vắng 531 em; vào lớp 10 chuyên: 7.213 vắng 53 thí sinh. Theo ông Hồ Phú Bạc, có rất nhiều lý do dẫn đến TS vắng thi: Nhiều học sinh lớp 9 ở TP. Hồ Chí Minh học xong thường đi du học, hoặc các em học sinh lớp 9 các trường tư vẫn tiếp tục lựa chọn trường tư để theo học ở bậc THPT.

 Thí sinh hào hứng với đề thi vừa sức

Theo ghi nhận của phóng viên Báo LĐ&XH (thuviensuckhoe.org) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay, đề thi môn Ngữ văn được các TS ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đánh giá là hay, tạo được cảm hứng làm bài cho các em. Nhiều giáo viên có chung nhận xét, ở môn ngữ văn, đề thi vừa sức với học sinh, có sự phân loại học sinh, đặc biệt, câu nghị luận xã hội ở phần hai khá sát với thực tế. Những học sinh có tư duy sáng tạo và liên hệ với bản thân thì sẽ “ăn điểm”. Nguyên giáo viên ngữ văn trường THCS Hoàn Kiếm (Hà Nội), cô Nguyễn Kim Thanh, ghi nhận: “Đề thi đánh trúng vào mối quan hệ trong xã hội đang có phần bị lỏng lẻo: Cá nhân – tập thể. Tuy nhiên, nếu so với đề ngữ văn của TP. Hồ Chí Minh thì đề của Hà Nội có vẻ an toàn và chuẩn kiến thức trong chương trình SGK THCS hơn”. Cùng ghi nhận đề thi hay, cô Nguyễn Khánh Dương, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THCS Trường Chinh, quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) nói: “Đề thi gắn với hơi thở cuộc sống và mang tính giáo dục cao. Sau buổi thi, nhiều HS phản hồi làm được bài. Các em đã được làm quen với dạng đề mở nên không bỡ ngỡ”.

 

Thí sinh tại TP. Hồ Chí Minh hoàn thành môn thi thứ hai. 

 

Đề thi môn toán, theo nhận xét chung là bám sát chương trình học lớp 9, bắt đầu từ câu 3 là có sự phân hóa học sinh. TS phải tận dụng hết thời gian để làm bài, ít thí sinh nộp bài thi môn toán trước giờ. Tuy nhiên, cũng có nhiều giáo viên và TS cho rằng, đề thi toán khó hơn so với năm ngoái. TS Mai Quỳnh Phương, học sinh trường THCS Đống Đa, thi tại điểm thi trường THPT Quang Trung, cho biết: “Đề toán có 5 phần, em làm được đến hết ý 3 phần 4, ước tính được khoảng 8 điểm”.

 Một giáo viên dạy toán trường THCS Giảng Võ nhận định, đề thi năm nay có tính phân loại cao. Các câu hỏi khó xuất hiện đều trong các câu 1, 3, 4 và 5 ở cả phần đại số và hình học. Thầy Hoàng Đức Đông, Tổ phó tổ Toán, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng: “Để giải được những bài toán, học sinh cần kỹ năng biến đổi toán học cơ bản, nhưng phải thành thạo và được rèn luyện từ trước. Học sinh trung bình khá có thể vượt qua được”.

Trong khi đó, theo đánh giá chung của các học sinh tại điểm thi THPT Nguyễn Khuyến (quận 10, TP. Hồ Chí Minh), các câu đại số dễ, riêng 2 câu hình học cuối bài có phần lắt léo. Mặc dù vậy, đa phần các em được hỏi đều tự tin đạt khoảng 8,5 điểm trở lên.

Với đề thi môn ngoại ngữ (môn thi với các học sinh thi năng khiếu), nhiều TS tại Hội đồng thi THPT Hà Nội - Amsterdam, cho biết đề thi năm nay khá vừa sức. Học sinh Lê Minh An, trường THCS Trưng Vương nói: “Đề tiếng Anh trắc nghiệm trải dài ở nhiều phần kiến thức khác nhau. Em vừa làm kịp giờ. Đề thi có độ khó vừa phải, một số câu phân loại học sinh. Em dự kiến làm đúng khoảng từ 80-90%”. Học sinh Đinh Thị Bích Hằng, trường THCS Marie Curie (Hà Nội) cũng ghi nhận đề thi vừa sức với các câu hỏi tập trung vào phần đọc hiểu. Với điểm tổng kết cuối năm lớp 9 ở môn tiếng Anh là 8,0, Hằng dự kiến bài thi này em được từ 7-8 điểm.

Theo đánh giá sơ bộ từ các đoàn thanh tra, đề thi năm nay được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu, các hội đồng thi đều không phát hiện sai sót. 

 Sẵn sàng cho cuộc đua vào trường dân lập

Kỳ thi vào lớp 10 năm nay, tâm lý chung của đa số phụ huynh là muốn con có một suất học tại các trường THPT công lập, nếu ngoài công lập cũng phải những trường thuộc diện top đầu như Lương Thế Vinh, Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Mặc dù vậy, để có “tấm vé” vào các trường dân lập top trên không hề dễ với nhiều học sinh, vì thế, ngay trong thời gian thấp thỏm chờ kết quả thi của con, nhiều phụ huynh đã nháo nhào săn tìm “tấm vé” dự phòng vào những trường dân lập, trường bán công phù hợp với điều kiện gia đình.

 

Sự lo lắng của phụ huynh bên ngoài phòng thi. Ảnh: Cù Hòa.


Chị Thủy (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, năm nay lượng TS thi vào lớp 10 tăng đột biến, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường trên địa bàn lại không đáp ứng được. Biết rằng năng lực của con ít hy vọng vào trường công lập gần nhà, vợ chồng chị cân nhắc kỹ lưỡng và cho con thi vào trường xa ở vùng ngoại thành để hy vọng “có cửa”. Chị nói: “Nếu phương án này vẫn hỏng, tôi đã dự phòng hướng chọn trường dân lập cho con, mà cũng chỉ dám chọn trường top giữa”. 

Chị Lan Hương (Văn Khê, quận Hà Đông) có con học trường THCS Lômônôxốp, chị cho con thi vào THPT chuyên Nguyễn Huệ- một trường thuộc top 2. Như nhiều phụ huynh khác, chị Hương không muốn cho con học trường dân lập. Tuy vậy, chị nói: “Bước đường cùng cũng phải cho con vào các trường dân lập, nhưng tôi sẽ đầu tư cho con vào trường chất lượng cao, bởi đó là tương lai của con mình”.

 

Rất đông phụ huynh sốt ruột chờ con làm bài thi. Ảnh: Thu Hằng.


Chờ con bên ngoài phòng thi với nét mặt căng thẳng, chị Vân, ở Giảng Võ, Hà Nội) chia sẻ: “Con đi thi mà bố mẹ mất ăn, mất ngủ, không khí trong nhà lúc nào cũng có cảm giác nóng như lửa. Năm nay cả nhà hoãn hết các chương trình đi du lịch đã được lên kế hoạch từ trước, để lo cho con. Tâm trạng luôn thấp thỏm, âu lo, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng để… chạy đua theo con, đua vào trường công lập và có thể là tiếp tục cuộc đua vào trường dân lập”.

Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều gia đình có điều kiện cũng đã tính phương án trường dân lập, thậm chí là “trường quốc tế” nếu con không đủ điểm vào lớp 10 công lập. Chị Bùi Thu Hằng, ở, quận 11, TP. Hồ Chí Minh cho biết, con chị chăm ngoan, dù chưa một lần đi học thêm theo phong trào nhưng vẫn luôn đạt học sinh giỏi. Tuy vậy, chị nhận thức kỳ thi năm nay rất cam go nên vẫn dự phòng phương án 2, nếu con gặp sự cố mà không đủ điểm vào lớp 10 công lập. Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, chị và một số phụ huynh khác đã mua hồ sơ tại các trường dân lập, vì theo chị giải thích “các trường dân lập bắt đầu tuyển sinh ngay khi học sinh có điểm thi của các trường công lập”.

Được biết, từ ngày 23- 25/6, các TS đỗ vào trường chuyên sẽ bắt đầu nhập học, nếu các em không đến làm thủ tục thì vẫn nằm trong danh sách xét tuyển 3 nguyện vọng vào lớp 10 thường.

Các thí sinh nộp đơn phúc khảo từ ngày 22/6 đến 24/6.

 

U23 Việt Nam vào đề thi Văn

Em Quốc Anh, học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, đề thi năm nay tương đối dễ và thú vị, đặc biệt là việc đưa đội tuyển U23 Việt Nam vào bài thi. “Với đề thi này em tầm khoảng 7 điểm”, Quốc Anh nói. Hải Nhật, học sinh trường Ngô Sĩ Liên (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) cũng hớn hở với đề thi này. “Em rất thích xem bóng đá, nhất là khi có đội tuyển Việt Nam đá, vì thế khi đọc đề thi em thấy vui nên làm bài khá tốt”, Hải Nhật cho hay.

Cù Hòa - Mạnh Dũng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh