THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:36

Liberia: Nguy cơ tăng nạn cưỡng hiếp khi quân Liên hợp quốc chuyển đi

Hiện lực lượng UNMIL ở Liberia còn 1.240 và cảnh sát là 606UNMIL đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, an ninh trật tự tại Liberia. Ảnh minh họa

Đơn vị đặc biệt của LHQ

UNMIL (U.N. Misstion in Liberia) là đơn vị của LHQ được thành lập ở Liberia năm 2003, với sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Liberia sau khi cuộc nội chiến kéo dài tại đất nước này, nhiệm vụ này được thực hiện bởi 15.000 quân nhân và 1.115 nhân viên cảnh sát. Trong hơn một thập kỷ qua, nhân viên LHQ đã hỗ trợ cảnh sát quốc gia này giữ gìn công lý và kiểm soát an ninh trật tự.

Đầu năm 2015, LHQ giao lại việc kiểm soát an ninh cho chính phủ Liberia và bắt đầu tiến hành rút dần quân ra khỏi quốc gia này. Số lượng quân tại đây giảm xuống còn 1.240 và cảnh sát là 606. Lần rút quân cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 15/12 tới, chỉ một số tổ chức của LHQ như UN Women và Unicef sẽ ở lại. Một số người cho rằng, đất nước Liberia đã đủ ổn định để tiếp nhận sự chuyển giao này.

Để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn lạm dụng quyền còn người và đặc biệt chú ý đến phụ nữ và trẻ em, LHQ đã thành lập đơn vị xử lý bạo lực trên cơ sở giới và công lý vị thành niên. Sứ mệnh của LHQ (UNMIL) là hỗ trợ người dân địa phương duy trì một ngôi nhà an toàn cho người bị bạo lực tình dục trong Lofa County, nơi ban đầu được xây dựng cho cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola. UNMIL đã tuyển dụng và quản lý cho chính phủ nhằm đảm bảo ít nhất 20% nhân viên an ninh quốc gia là nữ.

Bộ Giới, Trẻ em và Bảo trợ xã hội Liberia và LHQ đang bước vào giai đoạn ba của một chương trình về vấn đề bạo lực tình dục và giới tính, tạo ra các chiến lược để khắc phục tình trạng đó.

Tuy nhiên, trong báo cáo tiến độ gần đây nhất của UNMIL, từ tháng 2, chỉ có 14% trong 206 mục tiêu của nhiệm vụ tổng thể được hoàn thành, 65% đúng tiến độ, còn lại 21% chậm hoặc chưa bắt thực hiện. Sự chậm trễ này ảnh hưởng đến sứ mệnh của LHQ đối với trẻ em gái và phụ nữ. Tòa án chuyên biệt cho các trường hợp bạo lực tình dục và giới tính chỉ có 8/15 quận của Liberia, cản trở truy tố ở những nơi khác.

Ba ngày trước khi LHQ chuyển giao an ninh, ngày 27/12, chính phủ Hoa Kỳ cam kết sẽ dành 27 triệu đô la Mỹ để tiến hành nghiên cứu nhằm tăng tuyển sinh, an toàn và công việc cho nữ sinh ở Liberia.

Tuy nhiên, trường học cũng không phải là nơi an toàn đối với các cô gái. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, 18% bé gái và 13% bé trai bị gợi ý về vấn đề tình dục (ví dụ như một quản trị viên hoặc giáo viên nhà trường yêu cầu học sinh quan hệ tình dục để cải thiện điểm số). Nghiên cứu cũng cho thấy, 29% cô gái và 35% chàng trai đã báo cáo bị lạm dụng tình dục từ giáo viên, nhân viên nhà trường và bạn cùng lớp.

Mae Azango, một nhà báo Liberia không nghĩ rằng UNMIL đã giúp giảm bạo lực tình dục và giới tính. “Đàn ông luôn là đàn ông. Một phần trong số họ là những con người khủng khiếp đã xâm phạm các cô gái của chúng tôi. Cho dù UNMIL ở đây hoặc vắng mặt, nó không tạo ra sự khác biệt, bởi chúng tôi có nữ tổng thống đầu tiên, chúng tôi có nữ bộ trưởng nhưng tình trạng hiêp dâm vẫn ngày càng tăng”.

Nhà bào này không thừa nhận, nhưng thực tế UNMIL đã mang lại hòa bình cho đất nước này trong hơn một thập kỷ. Bất chấp sự đảm bảo từ các quan chức chính phủ, Azango nhấn mạnh rằng người dân Liberia vẫn gặp rủi ro khi nằm trong tay một lực lượng cảnh sát thiếu nhân lực và không minh bạch.

Hiếp dâm và bạo lực gia đình nguy cơ lan rộng

Phụ nữ tại đất nước Liberia thời gian qua đã tạo được một di sản chính trị và làm nền tảng cho sự tiến bộ trong tương lai. Trong một thập kỷ vừa qua, Liberia được dẫn dắt bởi nữ tổng thống đầu tiên và duy nhất được bầu ở một nước châu Phi, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình là Ellen Johnson Sirleaf. Bà sẽ rời nhiệm sở năm 2017. Mặc dù có những cáo buộc về tham nhũng trong nhiệm kỳ của mình nhưng Ellen vẫn được ghi nhận qua việc giữ ổn định đất nước và kinh tế.

Tawakkul Karman, Leymah Gbowee, and Ellen Johnson Sirleaf đồng nhận giải Nobel vì Hòa Bình, ảnh chụp ngày 10/11/2011.

Từ trái sang phải: Tawakkul Karman, Leymah Gbowee và Ellen Johnson Sirieaf đồng nhận giải Nobel vì Hòa bình, ảnh chụp ngày 10/11/2011.

Quốc gia này cũng tự hào khi có Leymah Gbowee, một nhà hoạt động vì hòa bình ở châu Phi chịu trách nhiệm tổ chức một phong trào hòa bình dẫn đến kết thúc cuộc nội chiến ở Liberia, đồng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2011 cùng với Ellen Johnson Serieaf và Tawakkul Kaman "cho cuộc đấu tranh bất bạo động cho sự an toàn của phụ nữ và quyền của phụ nữ với sự tham gia đầy đủ trong công tác xây dựng hòa bình".

Đất nước Liberia bị nhận định là có những bước đi tụt hậu trong việc đầu tư vào hạnh phúc cho phụ nữ và trẻ em gái. Tháng 3 vừa qua, Bộ Giáo dục đã thông qua một điều luật mới liên quan đến hành vi của giáo viên: Giáo viên sẽ phải chịu trách nhiệm và truy tố hình sự khi làm cho sinh viên nữ có thai. Đó là một dấu hiệu tích cực, đất nước này đang thiếu nguồn lực để thi hành luật pháp của mình.

Trong khi đó, Quốc hội giáng một đòn nghiêm trọng trong các hoạt động chống bạo lực trên cơ sở giới trong tháng tư vừa qua khi loại bỏ một lệnh cấm thực hiện hủ tục “cắt âm vật” (FGM). Sự thay đổi này đã tạo ra làn sóng phản đối rộng rãi.

Mỗi năm, hàng ngàn cô gái đã bị bắt cóc khỏi nhà và trường học, đưa đến các ngô lều Sande chuẩn bị cho việc kết thông qua nghi thức “cắt âm hộ” -  bộ phận bị coi là ô nhục. Một nửa dân số nữ Liberia trong độ tuổi từ 15 - 49 phải trải qua FGM, việc này thường được tiến hành ở các cô bé độ tuổi từ 3 – 11.

Một nửa dân số nữ Liberia trong độ tuổi từ 15 - 49 phải trải qua FGM, việc này thường được tiến hành ở các cô bé độ tuổi từ 3 – 11.Một nửa dân số nữ Liberia trong độ tuổi từ 15 - 49 phải trải qua FGM (hủ tục "cắt bộ phận sinh dục nữ"), việc này thường được tiến hành ở các cô bé độ tuổi từ 3 – 11.

Sheldon Yett, đại diện của Unicef tại Liberia cho rằng, luật pháp và chính sách phòng, chồng hiếp dâm và bạo lực gia đình là quan trọng nhưng không có tác động như chuẩn mực văn hóa tại đây. Phụ nữ và trẻ em gái chỉ được xem là công dân hạng hai. Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là rất quan trọng trong việc phá vỡ sự phổ biến của bạo lực trên cơ sở giới trong xã hội Liberia.

Bộ trưởng Bộ Giới, Trẻ em và Bảo trợ xã hội Julia Duncan Cassell cho biết, việc bỏ lệnh cấm FGM trong luật chống bạo lực gia đình là sự thất vọng lớn nhất của bà. Tuy nhiên, Cassel cho biết sẽ nhanh chóng có những dự án để đảm bảo an toàn cho trẻ em gái và chống bạo lực trên cơ sở giới sau khi quân đội LHQ rời đi.

Liberia vẫn còn là một nước nghèo với hơn 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Lorpu Faith Scott, viên chức giáo dục cấp cao ở thủ đô Monrovia của Liberia nghẹn giọng khi kể một câu chuyện về câu chuyện của một học sinh cô đã gặp khi giảng dạy ở Bomi County. Cô bé rất thông minh nên Scott đặt biệt danh cho cô là “Ellen”, theo tên của nữ tổng thống đương nhiệm.

Là một học sinh lớp 5, “Ellen” luôn dẫn đầu lớp. Nhưng lên lớp sau, cô bé đã phải chật vật mới theo kịp bài học của mình. Đến năm lớp 8, cô bé không thể tỉnh táo khi tới trường. Khi Scott hỏi, cô bé thú nhận rằng cha mẹ đã gây sức ép buộc cô phải làm tình với một mục sư địa phương nhằm trang trải tiền học phí của cô do gia đình quá nghèo. Cô bé đã phải chạy trốn cả đêm khỏi gã mục sư. Cuối cùng, “Ellen” đã có thai và phải bỏ học.

Ngoài sự tổn thương có thể gặp phải khi đi học, cái nghèo cũng hạn chế các cô gái có thể mong đợi được tự hệ thống tư pháp khi bị bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

Hiếp dâm là tội phạm thường gặp nhất ở đất nước này, một báo cáo năm 2014 cho biết, nó chiếm hơn 1/3 các trường hợp bạo lực tình dục. Các cô gái vị thành niên là những mục tiêu chính và gần 40% thủ phạm là nam giới quen biết nạn nhân.

Lorpu Faith Scott, một viên chức giáo dục cấp cao ở thủ đô Monrovia của Liberia lo lắng các bé gái sẽ phải bỏ học khi phải đi trên những con đường không an toàn. “Vấn đề an ninh sẽ đặc biệt khó khăn, một số nữ sinh sống ở các vùng nông thôn phải đi bộ 30 phút mới tới được trường. Một cảm giác thật không an toàn khi không còn lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ xuất hiện nơi đây”.

Nghèo đói, những chấn thương kéo dài của bạo lực tình dục và gánh nặng đẻ non, mang thai ngoài ý muốn là tất cả lý do lý giải tại sao các cô gái Liberia có tỷ lệ hoàn thành bậc trung học chỉ 9%, bằng một nửa so với con trai.

James Mugo Muriithi, một viên chức trong đơn vị tư vấn về giới tính của LHQ cho biết, nhóm của ông đang bận rộn với việc tăng cường văn phòng cấp quận thuộc Bộ Giới, Trẻ em và Bảo trợ xã hội trong quá trình chuyển giao, nhằm đảm bảo người dân Liberia có thể tiếp cận với hệ thống tư pháp khi xử lý các trường hợp bạo lực tình dục và giới trên cơ sở quyền.

Tuy nhiên, Kula V. Fofana, Trợ lý bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thế thao lại ló lắng về những gì sẽ xảy ra trong truy tố tội phạm trên cơ sở giới khi không có sự giám sát trung lập và có thẩm quyền của UNMIL tại các trạm cảnh sát địa phương. Bà nói rằng, các sĩ quan cảnh sát địa phương thường đổ lỗi cho nạn nhân nữ trong các vụ lạm dụng tình dục và bạo lực tình dục. “Đôi khi bạn báo cáo một trường hợp đến đồn cảnh sát. Cảnh sát cố gắng thỏa hiệp vì thực tế chính họ cũng đang sống trong cộng động ấy. Vì vậy, nếu một cô gái hay một người phụ nữ nộp tờ đơn khiếu nại, bạn sẽ biết cảnh sát đứng về phe nào”.

Mộc Miên (Theo womensenews)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh