THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:01

Sau Tết, giá thực phẩm tại các tỉnh phía Bắc khá ổn định

 

Ngay từ chiều mùng 2 Tết (ngày 17/2), đã có lác đác người bán rau, cá mở hàng bán lại tại các chợ, và chợ tạm ở Hà Nội. Thời tiết trước và trong Tết năm nay đẹp, không quá lạnh, chỉ lất phất mưa xuân nên các loại rau, củ phát triển tốt. Thêm các hệ thống siêu thị bán lẻ cũng sớm mở cửa trở lại nên dự kiến, nguồn dồi dào không còn cảnh tăng vọt giá sau tết.

Sau Tết, giá rau xanh khá ổn định do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào.

 

Tại Hà Nội giá các loại rau xanh hầu như không thay đổi so với trước Tết. Giá một mớ rau cần vẫn ở mức 10.000 đồng. Cải cúc có giá 5.000 đồng/mớ. Rau xà lách 20.000-25.000 đồng/kg. Riêng giá các loại nấm tăng giá do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao. Theo đó, nấm hải sản có giá 150.000 đồng/kg; nấm kim châm có giá 20.000 đồng/túi.

Từ ngày mùng 3 Tết, hệ thống siêu thị Big C đã mở cửa trở lại. Hệ thống siêu thị của Hapro cũng mở cửa bán hàng từ sớm. Khách hàng đến siêu thị khá đông và chọn mua chủ yếu là rau xanh, thực phẩm do nguồn cung dồi dào, chủng loại phong phú và giá cả ổn định.

Đầu năm, nhu cầu mua hoa tươi đi lễ chùa của người dân tăng cao nhưng giá hoa không tăng mạnh như những năm trước. Thậm chí, giá hoa còn rẻ hơn thời điểm trước Tết Nguyên đán. Theo lý giải của những người trồng hoa, do người trồng hoa năm nay không căn được hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán, mà ra Tết hoa mới nở ồ ạt nên lượng cung cấp ra thị trường rất dồi dào. Đây là nguyên nhân chính khiến giá hoa giảm ngay trong những ngày đầu năm mới.

“Trước Tết tôi mua mỗi cành hoa ly đẹp loại 5 – 7 hoa/ cành có giá 50 – 70 nghìn đồng. Hôm nay ra chợ, mua một chục hoa ly loại  3 hoa/ cành có giá chỉ 30 nghìn đồng. Đây là mức giá hoa thấp kỷ lục”, chị Nguyễn Thu Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết.

Hoa chỉ hoa ly mà các loại hoa tươi khác như: Cúc, lay ơn, thược dược,… cũng có giá bán thấp hơn so với thời điểm trước Tết do nguồn cung hoa tươi dồi dào.

Hải sản, thịt tăng giá nhẹ

Sau mấy ngày ngán ngẩm với thịt mỡ, dưa hành và các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều bà nội trợ quyết định đổi món ăn cho gia đình. Các món ăn từ hải sản, các loại thực phẩm để nấu lẩu luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ. Do lượng cung lớn, trong khi một số tiểu thương vẫn chưa mở hàng bán trở lại, một số chủ ao hồ vẫn chưa đánh bắt cá và các loại hải sản khác nên giá của những mặt hàng này có tăng hơn so với ngày ngày thường. Giá cá chép to 85 nghìn đồng/kg, đắt hơn trước Tết 10 nghìn đồng/kg. Cá trắm cỏ được bán 80 nghìn đồng/kg và cá trắm đen có mức giá 160 nghìn đồng/kg, bằng giá thời điểm trước Tết và đắt hơn ngày thường...

Giá thịt bò tăng nhẹ, ở mức 300 nghìn đồng/kg đối với bắp bò, tăng 20 nghìn đồng/kg so với ngày thường và bằng mức giá của những ngày trước Tết. Trong khi đó, giá của thịt lợn lại tăng cao do vẫn còn rất nhiều tiểu thương chưa mở hàng bán trở lại. Mỗi chợ, chỉ có lác đác vào quầy bán thịt lợn trong khi nhu cầu mua thịt mới đổi bữa của người dân tăng lên nên xảy ra tình trạng tăng giá. Thịt nạc thăn, nạc mông, thịt ba chỉ được bán với giá 120.000 đồng/kg, sườn 110.000 đồng/kg... Đây là mức giá khá cao so với ngày thường và những ngày trước Tết.

Để đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất, Hà Nội dành khoảng 26 nghìn tỷ đồng dự trữ hàng hoá. Theo đó, Hà Nội tập trung vào mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, trứng, hải sản, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát và các mặt hàng về may mặc, điện máy... Sở Công thương Hà Nội đã có kế hoạch theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa trên địa bàn TP, đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm. Trong đó chú trọng đến nhóm hàng lương thực, thực phẩm và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục vụ Tết.

Sở cũng sẽ có các biện pháp để bình ổn thị trường, cung cầu hàng hóa hợp lý trong dịp Tết Nguyên đán, tránh để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng. Sở Công Thương Hà Nội cũng là đầu mối kết nối các đơn vị sản xuất và phân phối, giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP với các tổ chức cá nhân trên cả nước nhằm thúc đẩy sản xuất, phân phối hàng hóa an toàn, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh, mùng 5 Tết, các siêu thị, chợ đã bắt đầu hoạt động trở lại nhưng giá rau, củ vẫn neo cao. Giá mướp đắng vẫn giữ mức trước Tết 50.000 đồng/kg, đậu cô ve 37.000 đồng/kg, rau muống 38.000 đồng/kg... Theo các tiểu thương, giá cao do nguồn hàng đầu năm chưa nhiều. Giá của các loại thực phẩm tươi sống cũng đang neo ở mức cao: Cá quả 102.000 đồng/kg, ...

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh