'Sau dịch bệnh, tôi thất nghiệp rồi': Muốn thoát khỏi sự lo lắng này, trước tiên hãy làm tốt kế hoạch nghề nghiệp
- Bác sĩ
- 13:11 - 21/04/2020
Cuối tuần trước tôi nhận được cuộc gọi từ một người bạn, nói rằng mình bị công ty giảm tải, hỏi tôi xem có nghề nào phù hợp không thì giới thiệu cho cậu ấy.
Bệnh dịch xảy tới khiến không ít công ty, doanh nghiệp lao đao, buộc họ phải giảm lương hoặc giảm tải nhiều nhân viên, và những người tuổi tác lớn thường nằm ở hàng đầu trong danh sách, bạn của tôi vừa hay 35 tuổi, không may nằm vào danh sách mà không ai muốn này.
Buông điện thoại xuống, tôi đã nghĩ rất nhiều, thực ra, mấy năm trước, chính tôi là người cho cậu ấy lời khuyên về kế hoạch nghề nghiệp, nhưng cậu ấy lại luôn cho rằng công việc của mình rất ổn định, không cần phải có bất cứ thay đổi gì.
Năm nay, tai họa ấp đến quá bất ngờ, nhưng thứ đánh gục cậu ấy không phải là bệnh dịch, mà là sự sai lầm trong kế hoạch nghề nghiệp.
01
Sai lầm trong hoạch định nghiệp có những gì?
Bề ngoài, người bạn này của tôi bị giảm tải là bởi tình hình kinh tế khó khăn do dịch bệnh, nhưng sự thực phía sau lại chính là "giá trị hoặc năng lực của anh không bằng những người trẻ nữa, lương lại cao, không giảm tải anh thì giảm tải ai?"
Vấn đề này sở dĩ phát sinh thường là bởi có những sai lầm trong hoạch định nghề nghiệp trước đó. Tổng kết lại những hiểu biết của tôi về người bạn này, tôi cho rằng cậu ấy chủ yếu có hai sai lầm, và đây đồng thời cũng là băn khoăn của rất nhiều người.
1. Chỉ tìm công việc hot
Ai chẳng từng được bảo rằng "Kiếm việc thì kiếm việc nào hot, kiếm được nhiều tiền mà làm".
Đây thực ra là một sai lầm lớn trong hoạch định nghề nghiệp, xem việc hot là cái ven để lựa chọn nghề nghiệp, mù quáng theo tâm lý bầy đàn mà không nghĩ tới nhu cầu nội tại, theo đuổi những lợi ích ngắn hạn.
Bạn tôi năm đó tìm việc cũng là vì có chung suy nghĩ này, tìm ngành nghề hot chưa chắc đã không tốt, nhưng không thích hợp với bản thân thì thường sẽ chẳng bao giờ có thể khá lên nổi.
2. Tìm một công việc để "rèn luyện" bản thân
Bạn tôi tính cách khá hướng nội, không giỏi ăn nói. Nhưng cậu ấy luôn rất ghét tính cách này của mình, hi vọng tìm được một công việc có thể ép mình thay đổi, vậy là quyết tâm ứng tuyển vào mảng bán hàng.
Nhưng thực tế cho thấy những năm nay, thành tích không được lý tưởng cho lắm, thậm chí còn từng bị khách hàng khiếu nại.
Ở nơi làm việc, một công việc không phù hợp với tính cách, thậm chí cần một tố chất hoàn toàn ngược lại, không những không giúp bạn phát huy được sở trường tạo ra thành tích mà còn bào mòn đi sự tự tin, dẫn tới cảm giác tự ti mãnh liệt.
02
Phát triển nghề nghiệp cần phải có mục tiêu
Trên vùng biển mênh mông, con thuyền không có mục tiêu phương hướng sẽ rất dễ lạc đường. Phát triển nghề nghiệp cũng như vậy, những người thiếu đi mục tiêu nghề nghiệp, hoàn toàn không biết nỗ lực theo hướng nào trong thời gian rảnh rỗi, cuối cùng tất cả thời gian đều lãng phí cho những việc như chơi trò chơi, xem phim, lướt điện thoại…
Người bạn của tôi trong dịch bệnh luôn ở trong trạng thái này, lãnh đạo muốn cậu ấy gọi điện thoại tiếp thị sản phẩm cho khách hàng, nhưng cậu ấy lại không có chút động lực nào, phần lớn thời gian đều dành chơi điện tử, cuối cùng không hoàn thành doanh số tiếp thị. Nếu một câu khó nghe, nếu tôi là sếp, tôi cũng sẽ cắt giảm cậu ấy. Không nói tới thành tích, chỉ thái độ của cậu ấy thôi đã không phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp rồi.
Còn những người có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, họ trong lúc rảnh rỗi vẫn sẽ tận dụng từng phút từng giây, nỗ lực trở thành bộ dạng mà mình muốn trở thành. Họ biết mình thiếu thứ gì, biết mình cần học thêm cái gì.
Trước kia, tôi phụ trách công việc tuyển dụng cho công ty cũ, trong lúc xem lại ghi chép phỏng vấn của tất cả các bộ phận, tôi phát hiện ra một bí mật, tất cả những người được tuyển dụng, đều có chung một điểm, đó là trả lời rất tốt câu hỏi:
"Bạn có kế hoạch ra sao cho nghề nghiệp của mình, bạn hi vọng 3-5 năm nữa, mình sẽ đạt được mục tiêu gì?"
Nếu một ứng viên có thể giải thích rõ ràng kế hoạch nghề nghiệp của mình, ngay cả khi đó chỉ là mục tiêu ngắn hạn và trung hạn, thì theo tôi họ cũng là những người chủ động, độc lập, có tầm nhìn, họ biết mình cần gì và làm gì để có được thứ mình cần, người như vậy đáng được trao cho cơ hội thể hiện bản thân và cống hiến cho công ty.
03
4 tiêu chuẩn hoạch định nghề nghiệp
1. Chọn cái có lợi cho mình
Thế nào là có lợi cho mình? Có lợi cho mình là có được một mức thu nhập tối đa giúp bản thân có một cuộc sống tốt hơn, là cảm giác hạnh phúc chứ không phải giống như bị ép buộc khi đi làm.
Vì vậy, khi chọn nghề nghiệp, việc cân nhắc đầu tiên là tối đa hóa cảm giác hạnh phúc cá nhân. Lựa chọn khôn ngoan là tìm kiếm giá trị tối đa trong một hàm bao gồm các biến như thu nhập, địa vị xã hội, cảm giác thành tựu hay nỗ lực công việc… đây là nguyên tắc giúp tối đa hóa thu nhập trong sự nghiệp.
2. Chọn cái mình thích
Khi được làm công việc mình thích, bản thân công việc sẽ đem lại cảm giác hài lòng cho người làm. Hứng thú là giáo viên tốt nhất, là mẹ của thành công. Có nghiên cứu chỉ ra rằng: Sở thích và hiệu suất thành công có một mối tương quan đáng kể. Vì vậy, trong khi lên kế hoạch nghề nghiệp, hãy suy xét tới đặc điểm của bản thân, trân trọng sở thích của chính mình.
3. Chọn cái xã hội cần
Trong quá trình lên kế hoạch nghề nghiệp, hãy phân tích nhu cầu xã hội. Có người nói rằng, xã hội cần, và bạn có thứ đó, vậy là bạn đã thành công được một nửa. Quan trọng là phải có tầm nhìn dài hạn và một tư duy rộng mở, dự đoán trước phương hướng phát triển của thị trường trong tương lai, sau đó hãy đưa ra quyết định.
4. Chọn cái mình giỏi
Làm bất cứ công việc gì cũng đều cần chúng ta phải sở hữu một kĩ năng thuần thục, một khả năng nhất định. Vì vậy, trong quá trình lên kế hoạch nghề nghiệp, nên lựa chọn công việc mà mình giỏi, từ đó phát huy lợi thế của bản thân. Sử dụng nguyên tắc so sánh lợi thế tiến hành phân tích về người khác và chính bản thân, và cố gắng chọn một ngành ưu thế có ít va chạm nhất có thể.
Lời kết,
Nếu nói thay đổi trong tư duy là động lực của thành công, vậy thì thay đổi trong hành động mới là cơ sở cho một nghề nghiệp thành công. Sau khi rõ ràng và điều chỉnh được kế hoạch nghề nghiệp, hãy lập tức hành động.
Giống như người bạn của tôi, anh ấy tuy đã bỏ lỡ mất giai đoạn thời gian quý giá, nhưng chưa bao giờ là muộn cả, Jack Ma ở tuổi 36 mới sáng lập ra Alibaba, chỉ cần bạn muốn thay đổi, không bao giờ có gì là quá muộn.