Sắp có hình ảnh chân thực đầu tiên về hố đen bí ẩn trong vũ trụ
- Công nghệ mới
- 02:35 - 11/04/2017
Ảnh minh họa.
Dự án Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (EHT), bao gồm 8 đài quan sát, sẽ ghi lại hình ảnh đầu tiên về hố đen trong vũ trụ.
Theo kênh truyền hình NBCNews, hình ảnh đầu tiên về hố đen sẽ cho chúng ta biết hố đen vận hành như thế nào và thậm chí biết đến nguồn sức mạnh tái tạo ra vũ trụ của chúng ta như hiện nay.
Trước đó theo lý thuyết của nhà khoa học Einstein, hố đen không phát ra ánh sáng và dường như vô hình. Thực tế thì, các hố đen tồn tại bằng cách nuốt chửng ánh sáng cũng như bụi, khí, ngôi sao – những thứ ở gần chúng.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, dưới sự giám sát của 8 đài quan sát được đặt tại 3 điểm ở Tây Ban Nha, Mỹ và Nam Cực trong dự án thế kỷ, bất kỳ thứ gì trong vũ trụ cũng không thể "qua mặt" cỗ máy phức tạp này.
Hiện các đài quan sát này đã được bật công tắc khởi động. Trong những ngày này, nếu như điều kiện thời tiết thuận lợi sáng rõ cho các lần quan sát, thì hình ảnh về hố đen sẽ được ghi nhận.
Cả 8 đài quan sát này đều chỉ về hướng siêu hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm Dải Ngân Hà, và sẽ thu nhận bất kỳ sóng radio nào phát ra từ hướng đó. Với hệ thống kết nối của 8 đài quan sát bao quát cả một khu vực rộng lớn, dự án EHT được ví như là một chiếc kính thiên văn khổng lồ to ngang bằng Trái Đất.
Các đài quan sát sẽ cùng nhau thu nhận các dữ liệu chi tiết hơn bất kỳ thông tin nào chúng ta biết về siêu hố đen Sagittarius A*.
Với hệ thống kính thiên văn khủng thu lượng thông tin tổng hợp lên tới 2 petabyte một đêm – đủ để dự trữ toàn bộ tập hợp AND của hơn 2 tỷ người trên thế giới, các nhà thiên văn học hi vọng sẽ chụp được hình ảnh đầu tiên về “chân trời sự kiện” xung quanh lỗ đen, và những vật sáng quay quanh nó.
Hình ảnh thực về hố đen có thể sẽ không được công bố sớm cho tới năm sau.
Các nhà nghiên cứu hi vọng tìm ra được sự thực về hố đen sẽ phần nào lý giải được nhiều “truyền thuyết” xoay quanh hiện tượng này. Một trong những bí ẩn của ngành vật lý hiện đại là sự đối lập trong hai thuyết nổi tiếng của nhà khoa học Einstein: thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Theo Heino Falcke đang làm việc tại Đại học Radboud (Hà Lan) – một nhà nghiên cứu tham gia dự án, việc quan sát lực hấp dẫn tại rìa hố đen hi vọng sẽ giúp chúng ta có thể thống nhất được hai thuyết trên để tìm ra được sự hình thành vũ trụ.
Trước đó theo lý thuyết của nhà khoa học Einstein, hố đen không phát ra ánh sáng và dường như vô hình. Thực tế thì, các hố đen tồn tại bằng cách nuốt chửng ánh sáng cũng như bụi, khí, ngôi sao – những thứ ở gần chúng.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, dưới sự giám sát của 8 đài quan sát được đặt tại 3 điểm ở Tây Ban Nha, Mỹ và Nam Cực trong dự án thế kỷ, bất kỳ thứ gì trong vũ trụ cũng không thể "qua mặt" cỗ máy phức tạp này.
Hiện các đài quan sát này đã được bật công tắc khởi động. Trong những ngày này, nếu như điều kiện thời tiết thuận lợi sáng rõ cho các lần quan sát, thì hình ảnh về hố đen sẽ được ghi nhận.
Cả 8 đài quan sát này đều chỉ về hướng siêu hố đen Sagittarius A* nằm ở trung tâm Dải Ngân Hà, và sẽ thu nhận bất kỳ sóng radio nào phát ra từ hướng đó. Với hệ thống kết nối của 8 đài quan sát bao quát cả một khu vực rộng lớn, dự án EHT được ví như là một chiếc kính thiên văn khổng lồ to ngang bằng Trái Đất.
Các đài quan sát sẽ cùng nhau thu nhận các dữ liệu chi tiết hơn bất kỳ thông tin nào chúng ta biết về siêu hố đen Sagittarius A*.
Với hệ thống kính thiên văn khủng thu lượng thông tin tổng hợp lên tới 2 petabyte một đêm – đủ để dự trữ toàn bộ tập hợp AND của hơn 2 tỷ người trên thế giới, các nhà thiên văn học hi vọng sẽ chụp được hình ảnh đầu tiên về “chân trời sự kiện” xung quanh lỗ đen, và những vật sáng quay quanh nó.
Hình ảnh thực về hố đen có thể sẽ không được công bố sớm cho tới năm sau.
Các nhà nghiên cứu hi vọng tìm ra được sự thực về hố đen sẽ phần nào lý giải được nhiều “truyền thuyết” xoay quanh hiện tượng này. Một trong những bí ẩn của ngành vật lý hiện đại là sự đối lập trong hai thuyết nổi tiếng của nhà khoa học Einstein: thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Theo Heino Falcke đang làm việc tại Đại học Radboud (Hà Lan) – một nhà nghiên cứu tham gia dự án, việc quan sát lực hấp dẫn tại rìa hố đen hi vọng sẽ giúp chúng ta có thể thống nhất được hai thuyết trên để tìm ra được sự hình thành vũ trụ.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
1 năm trước
Tin nên đọc