THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:12

Sai lầm nhiều người mắc gây nguy hiểm tính mạng khi phanh xe máy côn tay

 

 Sai lầm khi phanh xe máy côn tay nguy hiểm tính mạng

 

Điều khiển một chiếc xe hai bánh có công suất từ vài chục đến hàng trăm mã lực có khả năng tăng tốc lên 100km/h trong nháy mắt là công việc đầy nguy hiểm, đòi hỏi những bài học và sự luyện tập chăm chỉ, nghiêm túc. Khác với loại xe tay ga hoặc xe số côn tự động phổ thông, việc điều khiển xe côn tay yêu cầu kết hợp nhuần nhuyễn thao tác của cả hai tay và hai chân.

Trên thực tế, xe côn tay hiện nay đang được giới trẻ sử dụng khá nhiều, đặc biệt là các mẫu xe phổ thông như Yamaha Exciter, Honda Winner, Suzuki Raider… Vậy nhưng, không phải ai cũng biết sử dụng phanh khi đi xe một cách hiệu quả và an toàn nhất. Trong nhiều trường hợp phanh gấp, rất nhiều người đã xử lý không tốt và vẫn tới những hậu quả đáng tiếc. 

Trước hết, một lỗi thường gặp nhất khi sử dụng xe máy côn tay đó là đạp phanh sau quá mạnh, bóp phanh trước nhấp nhả, bóp côn trước khi phanh… Khi mắc lỗi này sẽ làm chiếc xe bị mất kiểm soát, bị rê bánh sau trên đường va bị giật liên hồi.

Đối với người quen đi xe côn tự động hay scooter, khi mới cầm lái xe côn tay, những đòi hỏi thao tác phức tạp và sự tập trung cao hơn vào chiếc xe khiến họ bối rối. Đó là chưa kể tới tiếng động cơ, phản ứng nhạy bén của xe và cảm giác phấn khích khi tăng tốc rất dễ gây xao nhãng cho người điều khiển. Lúc này, sự tập trung của tay lái mới sẽ dồn hết vào việc điều khiển ga, côn, số, phanh sao cho nhịp nhàng mà không để ý tới bối cảnh giao thông, vì vậy, họ đương nhiên không thể đồng thời "quan tâm thỏa đáng" tới những yếu tố khá "tĩnh" như biển báo, đèn tín hiệu hoặc vạch kẻ trên đường... Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những va chạm đáng tiếc hoặc tình huống vi phạm luật giao thông tài xế non kinh nghiệm.

Theo đó, để có thể sử dụng phanh khi đi xe côn tay một cách hiệu quả nhất cần biết cách cầm tay nắm một cách chuẩn xác nhất. Cụ thể, theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi đi xe máy côn tay cần phải luôn luôn nắm tròn tay nắm, 4 ngón phía trên và 1 ngón phía dưới. Để khi cần phanh gấp chỉ cần đưa 4 ngón phía trên lên bóp phanh, đồng thời 1 ngón phía dưới cũng sẽ giảm ga theo. Sau khi bóp phanh xe gần dừng lại thì mới nên bóp côn, nếu vừa phanh và bóp côn cùng một lúc sẽ mất đi một khoảng phanh động cơ.

Nói đến thao tác khi sử dụng phanh cần sử dụng đồng thời cả 2 phanh với lực phanh tăng dần đều, lực phanh trước sẽ lớn hơn lực phanh sau để người và xe có thể dừng lại một cách ổn định và quãng đường phanh ngắn hơn.

Nếu chia lực phanh ra 10 phần thì nên bóp phanh trước mạnh từ 6 – 7 còn đạp phanh sau chỉ từ 3 – 4. Điều này được lý giải bởi khi phanh, trọng tâm sẽ dồn lên bánh trước, lò xo giảm xóc trước sẽ tụt xuống sâu, bánh sau có xu hướng nhấc lên khỏi mặt đất và tiết diện giữa mặt đường và lốp bánh trước sẽ nhiều hơn. Vậy nên lợi dụng sự ma sát của bánh trước với mặt đường nên ta sẽ bóp phanh trước lớn hơn phanh sau.

Một điểm đáng chú ý đó là khi phanh, tư thế người chúng ta sẽ khum về phía sau hình chữ C, bụng hóp lại, căng cứng cánh tay lên để dồn trọng lượng mình về phía sau giúp cho xe dừng lại cân bằng, đầu xe không bị lắc sang 2 bên.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh