THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:19

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân?

Thờ hậu là văn hoá truyền thống của người Việt

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 1.

Đền thờ Tứ Ân tại chùa Tam Chúc. Ảnh: Thanh Hà

Cụ thể, cư sĩ phật tử Diệu Liên, tên thế danh là Phạm Thị Lan (1961-2018), là vợ của doanh nhân Nguyễn Xuân Trường, được tạc tượng đồng và đặt thờ tại đền Tứ Ân nằm trong khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, do có nhiều đóng góp, xây dựng chùa.

Trên diễn đàn các trang mạng xã hội, một số ý kiến thuận chiều cho rằng, một doanh nghiệp bỏ tiền thuê đất 50 năm thì làm gì với mảnh đất đã thuê đó là việc của doanh nghiệp, miễn họ không vi phạm pháp luật. Hơn nữa, họ đã mang lại lợi ích kinh tế, công việc cho người dân nơi đây khi tạo điểm du lịch thu hút du khách trong và nước ngoài. Họ có quyền xây dựng chùa theo kiểu tư nhân, lập nhà thờ và đúc tượng, lập thờ người thân là quyền của họ. Đền thờ Tứ Ân cũng là nơi thờ để tưởng nhớ, ghi ơn với những người có công xây dựng, đóng góp cho chùa.

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 2.

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 3.

Tượng cư sĩ Diệu Liên trong đền Tứ Ân. Ảnh: Thanh Hà

Nói về điều này, Thượng toạ Thích Minh Quang - trụ trì tại chùa Tam Chúc - đã chia sẻ: “Chùa Tam Chúc ngoài điện chính thờ Phật thì có nhà thờ Tổ và nhà thờ Tứ Ân. Ở trên biển đề là đền Tứ Ân là sai. Nhà thờ Tứ Ân là để thờ những người có công lao lớn kiến tạo, xây dựng chùa, hay còn gọi là Thờ hậu, thờ những người có công lao, đóng góp lớn xây dựng chùa đã có từ ngàn đời nay.

Tôi ví dụ chùa Hưng Long tôi đang trụ trì tại Ninh Bình, cách đây 500 năm có một bà cụ đã hiến 1 ngàn mẫu đất để xây dựng chùa. Mộ cụ vẫn còn đang ở trong chùa Hưng Long, và cụ được tạc tượng thờ trong chùa. Cư sĩ phật tử Diệu Liên được thờ tại nhà thờ Tứ Ân là bởi cư sĩ đã có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính và các ngôi chùa ở Trường Sa. Vì vậy, với công lao lớn đó, nhà chùa muốn lập thờ, đúc tượng đồng để tri ân, tưởng nhớ người có công. Tôi nghĩ đó là chuyện hết sức bình thường, nhưng nhiều người không biết lại có ý chỉ trích”.

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 4.

Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, việc lập và thờ ai trong nhà thờ Tứ Ân là quyền của sư trụ trì mà không cần báo cáo với Giáo hội Phật giáo VN. Giáo hội Phật giáo cũng không có quy định nào về việc lập người thờ trong nhà thờ Tứ Ân.

Lâu nay việc thờ hậu tại các chùa vẫn luôn được duy trì, là nét đẹp, mang giá trị truyền thống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện thờ hậu từ các bà hoàng hậu, hoàng phi đã được sử sách lưu truyền và ghi chép lại. Đó là những người đã hiến đất, tài sản, công sức để xây dựng những ngôi chùa, đình, đền và không thu tiền, để cộng đồng, người dân hưởng lợi, chính vì vậy mà họ được người dân tôn vinh, tưởng nhớ và ghi công.

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 5.

Nói như PGS, TS Bùi Hoài Sơn, việc lập thờ người có công đóng góp, hiến tài sản cho chùa, đình, đền được chính cộng đồng tôn vinh, được người dân tại nơi đó đồng thuận. Và khi được cộng đồng tôn vinh thì mới có giá trị văn hoá mang tính bền vững.

Theo một chuyên gia văn hoá phân tích, thì việc thờ hậu từ ngàn xưa đến nay được hiểu, người có công xây dựng chùa, trùng tu, góp công của cho đình, đền, miếu đều được dân làng họp thống nhất trên dưới, căn cứ hương ước, pháp luật, có văn bản ghi lại và thống nhất làm bia, tạc tượng, lập thờ. Nếu như ở chùa thì việc thờ này phải được chính quyền địa phương, sư trụ trì, Giáo hội Phật giáo VN thông qua trên cơ sở căn cứ pháp luật hiện nay cũng như truyền thống văn hoá thờ tự trong chùa của người Việt, như vậy mới đúng.

Suy nghĩ lệch sẽ dẫn tới hệ luỵ lệch lạc trong phát triển văn hoá

Trong câu chuyện doanh nhân đúc tượng và thờ vợ mình tại nhà thờ Tứ Ân trong chùa Tam Chúc, ý kiến đồng tình cho rằng làm vậy hoàn toàn đúng, bởi không vi phạm pháp luật, cũng không phạm vào luật giới của Giáo hội Phật giáo VN. Nhưng câu chuyện về tín ngưỡng, tâm linh thì lại là một câu chuyện khác.

Việc ghi nhận công lao đóng góp của cư sĩ phật tử Diệu Liên (thế danh Phạm Thị Lan) theo lời của đại diện BQL Khu du lịch văn hoá tâm linh Tam Chúc là không ai có thể phủ nhận. Bà Phạm Thị Lan đã bỏ công sức, tâm huyết tham gia kiến tạo đến hơi thở cuối cùng, trước khi mất vì cơn bạo bệnh. Những hàng cây, kiến trúc đều có sự tham gia đóng góp công sức của bà.

Thế nhưng, nhiều ý kiến trái chiều e ngại và cho rằng, nếu như tín ngưỡng cũng mang tính thương mại, và ai cũng có thể làm được thì hệ luỵ của nó sẽ là khôn lường.

Sai hay đúng khi đúc tượng và lập thờ người thân? - Ảnh 7.

Từ xa xưa người Việt Nam vẫn luôn tôn thờ và coi trọng tín ngưỡng, văn hoá tâm linh. Người có công xây dựng, đóng góp, hiến tặng tài sản một cách tự nguyện, không thu lợi nhuận, không mang tính kinh doanh được lập thờ tại ngôi chùa, đình, đền, được người dân ở đó biết đến và ghi nhận. Họ tôn sùng và kính trọng, có như vậy việc lập thờ mới có giá trị cả về văn hoá và tín ngưỡng.

Ở đây sẽ không có đúng - sai, vi phạm hay không vi phạm luật, mà ở đây là tín ngưỡng, là sự nhìn nhận lệch chuẩn về văn hoá. Nói như PGS. TS Bùi Hoài Sơn, từ suy nghĩ lệch sẽ dẫn tới hệ luỵ lệch lạc phát triển văn hoá.

“Đúng là chủ đầu tư có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm và về nguyên tắc quản lý chúng ta không có bất cứ hình thức xử lý nào cho những sự việc như vậy. Nhưng chúng ta phải rất cân nhắc khi có hành động để người khác nghĩ rằng mang tính riêng tư, là câu chuyện của cá nhân đối với khu du lịch tâm linh. Việc nhạy cảm như vậy, tôi nghĩ doanh nghiệp nên cân nhắc khi làm những việc liên quan tới tâm linh, tín ngưỡng của người dân ở nơi thu hút nhiều người dân tham gia”, PGS. TS Bùi Hoài Sơn nói.

Người được thờ trong chùa thường được gọi là “thờ hậu”, phổ biến ở hai hình thức: thứ nhất là thờ người có công đức với chùa, với Phật, được nhân dân tôn vinh, gọi là “bầu hậu”; thứ hai là người đã chết được con cháu hoặc người thân xin được thờ trong chùa với đóng góp nhất định để người quá cố được hương ấm theo Phật, gọi là “ký hậu”. Nếu chưa ai “bầu hậu” thì công đức xây chùa không thể được “ký hậu” hay sao. Trong xã hội từ xưa tới nay có chùa nào cấm người “ký hậu”, có chăng là không đủ điều kiện để xây riêng.

Cách thờ hiện tại trong chùa Tam Chúc có sai không? Do không gian rộng, do có điều kiện xây dựng, điện Tứ Ân được xây to và đẹp. Nhưng so với điện Tam Thế, điện Pháp Chủ cũng không to hơn, việc thờ này không sai về hình thức, không trái với luật tục. Có chăng với con mắt của người quen nhìn cái nhỏ thì có vẻ phô trương. Mặt khác điện Tứ Ân chưa bài trí đủ các đối tượng tôn thờ (theo tứ trọng ân) nên nhiều người chưa hiểu cho rằng chỉ thờ mỗi người đã mất. Vậy cũng xin xét kỹ nhiều chùa làng, do chật hẹp phải thờ vong ngay trong nhà chính điện, nhiều nơi còn khó khăn, con cháu muốn có gian thờ vong riêng mà đâu có điều kiện để xây.

Tiến sĩ Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ

Theo Huy Hoàng/Dân Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh