CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:19

Rợn người với hình ảnh ếch Trung Quốc "ngập" sán bán ở chợ dân sinh: Khuyến cáo từ chuyên gia khi chế biến và ăn thịt ếch

Nhắc đến các món "đặc sản" của người Việt, không thể nào quên nhắc đến thịt ếch. Quả thật, thịt ếch từ lâu đã được mệnh danh là "thịt gà đồng", thịt vừa ngọt, béo, dai mềm và ngon. Đặc biệt là rất tốt cho những người vừa ốm dậy, cần được bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, ăn thịt ếch có thật sự an toàn, bổ dưỡng hay không khi ếch đồng, ếch Trung Quốc nhiễm sán đang "ngập" chợ dân sinh?

Ếch được bán rất nhiều ở các chợ dân sinh.

Ếch Trung Quốc nhiễm sán đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

Theo một đoạn clip do ANTV thực hiện, tại chợ Long Biên, Hà Nội vào lúc 2h sáng ếch Trung Quốc được bán rất nhiều, với mức giá bán ra từ 55 – 60 ngàn đồng/kg - rẻ gấp 2 lần so với giá ếch đồng tại Việt Nam.

Ếch Trung Quốc nhiễm sán “ngập” chợ dân sinh: Người dân có nên ăn không? Và ăn như thế nào để không mắc bệnh? - Ảnh 1.

Theo tiết lộ của người bán, mỗi ngày có hàng trăm tạ ếch được đưa đến các nhà hàng, quán ăn. Đồng thời, người bán hàng cũng khẳng định tại đây chỉ có ếch nuôi, không có ếch đồng.

Ngoài bán hàng, tại chợ còn có dịch vụ sơ chế ếch, giá ếch đã sơ chế rơi vào 77 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khu vực sơ chế ếch không hề đảm bảo vệ sinh, nền đất đen bẩn, dụng cụ và nước rửa đều ngả mầu đen đặc. Bên cạnh đó, phóng viên bắt gặp nhiều túi ếch được sơ chế từ lâu, không có hạn sử dụng, đang được ướp lạnh để chuẩn bị đi phân phối đến các quán ăn.

Quá trình sơ chế ếch ngay tại chợ với các dụng cụ cũ bẩn, kém vệ sinh. (Ảnh: Cắt từ clip)

Ếch Trung Quốc nhiễm sán “ngập” chợ dân sinh: Người dân có nên ăn không? Và ăn như thế nào để không mắc bệnh? - Ảnh 3.

Túi ếch đông lạnh không có hạn sử dụng.(Ảnh: Cắt từ clip)

Ếch có nguồn gốc Trung Quốc chỉ là một phần nỗi lo, nhiều người còn sợ hãi khi biết ếch là loại động vật chủ yếu sống ở đồng ruộng, đầm lầy - những nơi có môi trường ẩm ướt, có điều kiện tốt để các ký sinh trùng gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện.

Quá trình để 1 con ếch hình thành và phát triển có thể hiểu như sau: Cá thể nòng nọc sinh sôi trong môi trường nước chứa ấu trùng sán. Sau đó, nòng nọc tiến hóa thành loài giáp xác có sán ký sinh. Và cuối cùng là phát triển thành ếch. Ấu trùng sán vốn đã xâm nhập và cư trú trong cơ thể ếch từ quá trình phát triển vì vậy không hề khó khi tìm ra những cá thể sán đang ngọ nguậy trong vùng đùi, thịt của những chú ếch nhái.

Ếch Trung Quốc nhiễm sán “ngập” chợ dân sinh: Người dân có nên ăn không? Và ăn như thế nào để không mắc bệnh? - Ảnh 4.

Phát hiện sán trong đùi ếch. (Ảnh: Cắt từ clip)

Không những thế, trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai, sau khi đi vào dạ dày của người, những ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

"Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ếch nuôi ở Việt Nam cũng có thể nhiễm sán"

Ếch nhập từ Trung Quốc được sơ chế không đảm bảo, có thể nhiễm sán khiến người dân hoang mang, xong PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: "Không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mà ngay cả ếch nuôi tại Việt Nam cũng có thể thể bị nhiễm sán. Bởi vì ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Ếch ở đất nước nào cũng có tập tính giống nhau vì vậy không chỉ ếch nhập từ Trung Quốc mới nhiễm sán".

Trước đây, từng có trường hợp người dân phát hiện sán có cả trong ếch đồng:

Rùng rợn hình ảnh ếch Trung Quốc, ếch đồng "ngập ngụa" sán: Người dân có nên ăn không? Và ăn như thế nào để không mắc bệnh? - Ảnh 6.

Một người dân phát hiện ra sán khi sơ chế ếch đồng.

Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, dù ăn ếch đồng hay ếch Trung Quốc đều cần phải cẩn trọng đến nguy cơ nhiễm sán. Tuy nhiên, việc người dân nhập lậu ếch Trung Quốc về bán là sai bởi việc nhập bất cứ loài động vật nào từ nước ngoài về Việt Nam đều phải trải qua kiểm định của Nhà nước, nếu không thì loài ếch nói riêng và các loại động vật nói chung được nhập về nước ta bán có thể nhiễm virus lạ, bệnh lạ.

Không chỉ Trung Quốc mà nhập bất cứ thứ gì từ nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật… đều cần qua kiểm định. Còn việc chưa kiểm định đã đem ra bán thì lỗi thuộc về việc quản lý lỏng lẻo và người dân quá liều lĩnh nên đã nhập "bừa" về kiếm lời.

Ngoài ra, vị chuyên gia cho biết ếch nuôi nhân tạo có thể sẽ an toàn hơn ếch đồng bởi khi đó người nuôi chủ động về năng suất, chất lượng và giảm thiểu khả năng nhiễm sán. Tuy nhiên, ngày nay người dân vẫn chuộng ếch thả rông hơn vì loại ếch này chắc thịt, vị thơm ngon hơn.

Vậy người dân có thể tiếp tục ăn thịt ếch hay không?

PGS. TS Thịnh cho biết dù ếch là động vật lưỡng cư nhưng không phải tất cả ếch đều nhiễm sán. Ếch nhiễm sán chỉ đáng sợ khi chúng ta ăn sống hoặc chế biến thực phẩm chín và sống không tách biệt, gây lây nhiễm chéo, khiến trứng sán vào miệng và nở trong bụng.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng chính cách chúng ta sơ chế, bảo quản kém chất lượng mới gây ra nguy cơ nhiễm sán.

Ếch Trung Quốc nhiễm sán “ngập” chợ dân sinh: Người dân có nên ăn không? Và ăn như thế nào để không mắc bệnh? - Ảnh 6.

PGS. TS Thịnh khẳng định người tiêu dùng vẫn có thể ăn thịt ếch vì đây là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù ăn thịt ếch an toàn cần nắm vững nguyên tắc ăn chín uống sôi. Khi sơ chế người dân cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo.

Chốt lại, để đảm bảo an toàn khi ăn thịt ếch, người dân cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau:

- Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Nếu quá nhiều thì đừng nên tiếc khi loại bỏ hoàn toàn cá thể ếch đó.

- Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn. 

- Sán sẽ chết ở nhiệt độ cao, nên mọi người cần nấu thật chín kỹ thịt ếch để hạn chế giun sán ký sinh còn tồn tại trong thực phẩm, xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể người. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt như quan niệm của một số người. Việc làm thiếu khoa học này tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt - gây u ở mắt, làm cho bệnh nhân có thể bị mù.

Cuối cùng, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh