THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:02

Quy trình xét nghiệm máu nhiễm mỡ

Khi xét nghiệm máu nhiễm mỡ thì 4 chỉ số quan trọng bao gồm:

1. Cholesterol toàn phần

2. LDL-cholesterol (LDL-c)

3. HDL-cholesterol (HDL-c)

4. Triglyceride.

Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị máu nhiễm mỡ hay không, máu nhiễm mỡ ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… hay không.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần <130 mg/dL (<3.3 mmol/L), chứng tỏ bạn có nồng độ mỡ máu toàn phần bình thường.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần > 160 mg/dL (>4.1mmol/L), chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại.

infographic 7

LƯU Ý:

- Tùy vào thời điểm lấy máu, nồng độ một số chất có thể thay đổi, đơn cử như xét nghiệm nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, đường huyết sẽ cao nhất vào buổi sáng từ 6 - 8 giờ nhưng giảm dần vào buổi chiều và đến nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng.

- Người bệnh máu nhiễm mỡ cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng, việc ăn uống quá mức dẫn đến huyết tương/huyết thanh đục sẽ gây sai số.

Không hút thuốc lá trong thời gian lấy máu, tránh uống rượu bia, thức uống có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu và tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ. Nếu không, kết quả xét nghiệm máu sẽ không chính xác do thuốc lá, các loại nước này tác động đến chỉ số sinh hóa máu.

- Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Chưa kể, uống đủ nước góp phần giúp người bệnh máu nhiễm mỡ giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu.

Đồ họa TRẦN HUYỀN

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh