THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:31

Quy trình làm đũa ăn một lần bằng hóa chất cấm

 

Ảnh minh họa.

 
Tại xã Vạn Mai, Mai châu, Hòa Bình, mỗi xe chở tre về, hàng tấn đũa được hình thành sau đó. Tại cơ sở sản xuất loại đũa ăn một lần, người ta không quan tâm vệ sinh khi xếp các bó đũa gần đường đi, bụi và cáu bẩn.

Nguyên liệu làm đũa là tre tươi, nên chỉ cần 2-3 hôm, đũa sẽ bị mốc. Toàn bộ số đũa sau khi được hình thành được che bạt phủ kín. Theo những người làm tại cơ sở này, việc che bạt có tác dụng che mưa. Song, theo khám phá của chương trình Nói không với thực phẩm bẩn trên VTV24, hành động này thực chất là ủ và sấy đũa với một loạt hóa chất độc hại có tác dụng chống mốc và tẩy trắng - lưu huỳnh.

 

Hàng tấn lưu huỳnh được lưu trữ trong kho phục vụ công nghệ làm đũa một lần tại xã Vạn Mai, Mai Châu, Hòa Bình. Ảnh cắt từ clip.


Loại khí này khiến phóng viên tức ngực, chóng mặt khi mở tấm bạt ra. Dù không được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng, tại cơ sở này, hàng tấn lưu huỳnh đang được lưu trữ để phục vụ công nghệ làm đũa ăn một lần.

Ngoài ra, tại các cơ sở này, người ta còn sử dụng một loại bột trắng để tạo độ trơn bóng cho đũa. Trên nhãn bao bì ghi rõ chỉ dùng cho công nghiệp, nhưng những người làm đũa đã rải trực tiếp loạt bột này lên đũa - một sản phẩm dùng trực tiếp để chúng ta ăn uống.

3 cơ sở của xã Vạn Mai đều có sử dụng lưu huỳnh chống mốc. và bột trắng để đũa trắng hơn. Chỉ riêng tại một cơ sở mỗi ngày đã có thể cho ra lò gần 10 tấn đũa ăn thành phẩm.

Thử nghiệm tại Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế, cho thấy sau khi dùng đũa lấy từ các cơ sở này ngâm vào nước nóng, sau vài giây, cốc nước xuất hiện vẩn đục, nhiều tạp trắng, thậm chí, nước ngâm lần đầu tiên còn chuyển sang màu vàng nhạt.

Kết quả phân tích cho thấy trong nước có chứa hàm lượng lưu huỳnh gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Sau nhiều lần ngâm đũa trong nước, hàm lượng lưu huỳnh và các tạp chất giảm đáng kể.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh