THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2024 06:50

Nhiều dự án luật rất xa cuộc sống, thiếu thực tế

 

 

Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội)

 

"Trước hết, tôi đánh giá cao tờ trình do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình", ông Hiểu nói, tuy nhiên vị đại biểu này cho rằng: "Chất lượng của nhiều dự án luật còn rất xa cuộc sống. Có những dự án luật mới đưa ra những dự thảo ban đầu đã nhận được sự phản đối rất quyết liệt và gay gắt từ nhân dân. Có người cũng đã nói quy định pháp luật thì trên trời, còn cuộc đời thì ở dưới đất. Đây là vấn đề tôi cho rằng chúng ta phải hết sức quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới để các bộ, ngành cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật".
Theo đó, ông Hiển viện dẫn, có người cũng đã nói quy định pháp luật thì trên trời, còn cuộc đời thì ở dưới đất. "Một số quy định của pháp luật khi được ban hành chưa đưa vào cuộc sống thì đã gặp những vướng mắc. Có những quy định khi đi vào cuộc sống thì lại cản trở sự phát triển. Chúng tôi còn nghĩ có những quy định của pháp luật nếu được ban hành bằng những quy định pháp luật khác nó có thể mang lại những nguồn lực rất lớn cho đất nước cũng như giải quyết việc làm. Đây chính là những quy định pháp luật mà theo chúng tôi là cản trở sự phát triển", vị đại biểu này nhấn mạnh thêm.
Đồng quan điểm, ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu) thống nhất với nguyên tắc xây dựng luật theo trình tự ưu tiên mà tờ trình đặt ra. Đại biểu Tuấn đề nghị Quốc hội xem xét trong chương trình làm luật năm 2019 nếu được thì Quốc hội cho bổ sung, sửa đổi Luật Giao thông đường bộ với lý do nhiều nội dung trong luật này có sự tác động rất lớn đối với xã hội. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, các hoạt động này tính pháp lý cao nhất đến thời điểm này đều ở dạng dưới luật. 

"Điển hình trong thời gian qua chúng ta có 50.000 xe Grap, Uber, bây giờ chỉ còn Grap, trong quá trình hoạt động theo quy định hiện hành chỉ là thí điểm, chưa xếp vào loại nào, chưa là taxi, chưa là xe hợp đồng. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ quy định 5 loại xe, đó là xe khách, xe du lịch, xe hợp đồng, xe taxi và xe buýt, chưa có loại xe này cho nên 50.000 xe này qua một lần thí điểm, lần thứ hai cũng tiếp tục thí điểm và đến giờ vẫn còn tranh luận, pháp lý cao nhất vẫn là thí điểm. Tôi nghĩ cần bổ sung sửa luật này để có quy định rõ ràng hơn trong luật, ấn định trong quá trình thực hiện", ông Tuấn viện dẫn.

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Cạn)

 

Tham gia góp ý đối với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh chương trình năm 2018, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) nêu, hiện vẫn chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh tổng thể một cách đầy đủ, toàn diện, thống nhất các chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc. 

"Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi là hết sức cần thiết, nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tạo cơ sở pháp lý để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình", nữ đại biểu nêu ý kiến.

Trong khi đí, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương xem xét có kế hoạch triển khai biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trước các cổng trường. 

 

"Trước giờ vào lớp 30 phút và sau giờ tan học 30 phút, tất cả các vỉa hè ở các cơ sở giáo dục, các cơ quan hành chính nhà, đất công cộng xung quanh các cơ sở giáo dục sẽ chỉ dành riêng cho các phương tiện của phụ huynh để họ được quyền đậu đỗ đưa đón con em đi học, về nhà nhanh chóng, an toàn, trong khi chúng ta chưa có kế hoạch tổ chức việc đưa đón học sinh ở các trường học được hiệu quả và an toàn" đại biểu Cảnh lưu ý. 

 

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh