CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:58

Quy định 'lạ đời' mới ra: Bèo tây, rau chuối… không được cho lợn ăn

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/2/2019 và sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đáng chú ý, danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam gồm 18 loại gồm: ngô, thóc, lúa mì, gluten, đậu tương, khô dầu, sắn, hạt các loại, thức ăn thô (cỏ khô, cỏ tươi các loại, rơm, vỏ trấu các loại), phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt cốc, mía, củ các loại (khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ), các loại bã, thức ăn có nguồn gốc từ thuỷ sản, thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn, sữa và sản phẩm từ sữa, dầu cá, dầu - mỡ.

Như vậy có thể hiểu, với những loại thức ăn chăn nuôi nằm ngoài danh mục trên sẽ bị cấm sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩ với việc, một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi thông dụng, vốn được sử dụng phổ biến ở các vùng quê bao đời nay để tiết kiệm chi phí như: bèo tây, thân cây chuối, các loại rau (rau muống, rau lang, su hào, cà rốt),... sẽ không được phép lưu hành.

Theo một chuyên gia về pháp chế thì Thông tư 02/2019 của Bộ NN-PTNT rất bất hợp lý. Bởi Bộ này đang áp dụng phương pháp quản lý “chọn cho”, tức là người dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

 

 

 

Bèo tây sẽ bị cấm không được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi?

 

 

 

Trong khi đó, thức ăn chăn nuôi theo tập quán là thứ người dân vẫn sử dụng từ trước đến nay, không cần bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cho phép cả. Nếu việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo tập quán của người dân có vấn đề gì ảnh hưởng đến xã hội thì Nhà nước chỉ nên hạn chế hoặc cấm đúng loại thức ăn đó thôi, vị chuyên gia này cho hay.

Thời gian tới sẽ tiếp tục cập nhật, hoàn thiện

Trao đổi về vấn đề bất hợp lý của danh mục thức ăn chăn nuôi trong Thông tư 02/2019 vừa mới được ban hành, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Thông tư 02 thực chất là gia hạn Thông tư 26 - ban hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo truyền thống, tập quán được phép lưu hành. Theo đó, thông tư mới này giữ nguyên toàn bộ nội dung của Thông tư 26 (ban hành từ năm 2012).

Cụ thể, thức ăn chăn nuôi lưu hành trên 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là thức ăn đậm đặc (nhóm này chiếm 90% khối lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành), người sản xuất tự công bố chất lượng, người tiêu dùng và cơ quan quản lý dựa vào đó để giám sát. Nhóm thứ hai là thức ăn bổ sung như viatmin, khoáng,... nhóm này có nguy cơ rất cao, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nên phải được Cục thẩm định.

Riêng hóm thứ ba là nhóm thức ăn truyền thống, tập quán gồm lúa, ngô, khoai sắn, bã ngô,... cái này không ai đăng ký. Bởi, các sản phẩm lúa, ngô, khoai,... không của riêng ai. Do đó, Bộ NN-PTNT sẽ công bố sản phẩm lưu hành để sản xuất, kinh doanh có cơ sở thực hiện.

Còn vấn đề các sản phẩm bèo tây, rau chuối, cà sốt, su hào, rau lang, bắp cải,... không nằm trog danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành trong Thông tư 02 thì có phải là sản phẩm bị cấm dùng không, ông Dương khẳng định, đây vẫn là thức ăn nguyên liệu được người chăn nuôi sử dụng từ xưa đến nay nên những nguyên liệu này vẫn được sử dụng bình thường.

Ông lý giải, Thông tư 02 kế thừa toàn bộ nội dung của Thông tư 26 nên chưa có các danh mục sản phẩm trên. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật, hoàn thiện và đưa ra quy định, kỹ thuật tối thiểu để người chăn nuôi sử dụng đáp ứng đúng yêu cầu đưa ra.

Theo ông Dương, Thông tư 26 ra đời từ năm 2012, đến 11/2/2019 đã hết hạn nên Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư 02 để tránh gián đoạn, tránh việc doanh nghiệp người sản xuất, kinh doanh bị hẫng về pháp lý. Bởi, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Thông tư này họ mới có thể sản xuất kinh doanh lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có những nguyên liệu trong danh mục.

Còn các đối tượng là các hộ sản xuất nhỏ lẻ không bị ảnh hưởng gì vì họ vẫn sử dụng các sản phẩm thức ăn như thường lệ. Đặc biệt, họ không bị quản lý giám sát.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh