CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:20

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 15 thẩm phán toà tối cao

Chánh án TAND tối cao Trương Hoà Bình trình danh sách 15 người đề nghị Quốc hội phê chuẩn làm thành viên Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (ảnh: Ngọc Châu)

Quốc hội bỏ phiếu thống nhất phê chuẩn bổ nhiệm 15 thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao trên cơ sở danh sách các ứng viên do Chánh án TAND tối cao Trương Hoà Bình trình Quốc hội.

Trong số 15 ứng viên, có 5 người là Phó Chánh án TAND tối cao đương nhiệm, là thành viên đương nhiệm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; 7 người là nguồn nhân sự trong các TAND và 3 ứng viên nữ đều không công tác trong ngành toà án. Đó là các bà Nguyễn Thị Hoàng Anh – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Cộng hòa LB Đức; Đào Thị Xuân Lan – Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH khóa XIII; Nguyễn Thúy Hiền – Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Sau hơn 2 giờ kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả bỏ phiếu cụ thể với từng ứng viên như sau:

1. Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh (SN 1960), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Cộng hòa LB Đức (Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao giới thiệu) nhận 320 đồng ý (64,78%) tổng số đại biểu, 150 phiếu không đồng ý (30,36%).

2. Ông Trần Văn Cò (SN 1958), Thẩm phán TAND tối cao, Chánh tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM, thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có 343 phiếu đồng ý (69,41%), 128 phiếu không đồng ý (25,91%).

3. Ông Nguyễn Văn Du (SN 1963), Thẩm phán TAND tối cao Chánh tòa Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: 440 phiếu đồng ý (89,7%), 29 không đồng ý (5,81%).

4. Ông Đặng Xuân Đào (SN 1955), Thẩm phán TAND tối cao, Chánh tòa Tòa Kinh tế TAND tối cao, thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: 380 phiếu đồng ý (76,92%), 91 phiếu không đồng ý (18,42%).

5. Ông Nguyễn Văn Hạnh (SN 1959), Thiếu tướng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: 452 phiếu đồng ý (91,49%), 17 phiếu không đồng ý (3,44%).

6. Ông Tống Anh Hào (SN 1956), Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: 442 phiếu đồng ý (89,47%), 27 phiếu không đồng ý (5,4%).

7. Bà Nguyễn Thúy Hiền (SN 1960), Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp (Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp giới thiệu): 391 phiếu đồng ý (79,15%), 78 (15,79%) phiếu không đồng ý.

8. Ông Bùi Ngọc Hòa (SN1955), Ủy viên Ban cán sự, Bí thư Đảng Ủy, Phó Chánh án Thường trực Tòa án Nhân dân Tối cao nhận 420 phiếu đồng ý (85,02%), 48 phiếu đồng ý (9,72%).

9. Bà Đào Thị Xuân Lan (SN 1961), Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH khóa XIII (Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu): 446 phiếu đồng ý (90,2%), 23 phiếu đồng ý (4,66%).

10. Ông Lê Văn Minh (SN 1964), Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Khoa học xét xử TAND tối cao: 438 phiếu đồng ý (88,66%), 32 phiếu không đồng ý (6,48%).

11. Ông Chu Xuân Minh (SN 1956), Thẩm phán TAND tối cao, Hiệu trưởng Trường cán bộ Tòa án, thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: 429 phiếu đồng ý (86,84%), 42 khiếu không đồng ý (8,5%).

12. Ông Nguyễn Sơn (SN 1957), Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TTAND Tối cao, ĐBQH khóa XIII được : 448 phiếu đồng ý (90,6%), 21 phiếu không đồng ý (4,25%).

13. Ông Nguyễn Văn Thuân (SN 1958), Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tối cao nhận 444 phiếu đồng ý (89,88%), 25 phiếu không đồng ý (5,06%).

14. Bà Lương Ngọc Trâm (SN 1966), Thẩm phán TAND tối cao, Chánh tòa Tòa hình sự TAND tối cao: 439 phiếu đồng ý (87,9%), 30 phiếu đồng ý (6,07%).

15. Ông Nguyễn Trí Tuệ (SN 1963), Thẩm phán trung cấp, Ủy viên Ban cán sự đảng, Chánh Văn phòng Ban cán sự, Vụ trưởng Vụ tổ chức – Cán bộ TAND tối cao kiêm trưởng khoa Đào tạo Thẩm phán Trường cán bộ Tòa án: 350 phiếu đồng ý (70,85%), 122 phiếu không đồng ý (21,7%).

Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 15 thành viên này của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Phát biểu sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cùng với Chánh án tối cao Trương Hoà Bình là thành viên đương nhiêm của Hội đồng thì Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chính thức có 16 thành viên. So với quy định của luật là 13-17 người, Hội đồng đã đủ số thẩm phán để làm nhiệm vụ. Chủ tịch Quốc hội chúc mừng các thẩm phán vừa được bổ nhiệm cùng lời nhắn nhủ mong các thẩm phán hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Hùng cũng nhắc nhở: “Số phiếu bầu khác nhau ở mỗi thành viên thể hiện sự đánh giá sâu sắc của Quốc hội. Với người tín nhiệm chưa cao, dù vẫn được phê chuẩn nhưng cần phải cố gắng thêm để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Quốc hội đã giao. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, toà án được giao quyền tư pháp – 1 nhánh quyền lực cực kỳ quan trọng để bảo vệ con người, bảo vệ công dân, bảo vệ hoạt động của các tổ chức, nhà nước, chế độ… Hội đồng thẩm phán tối cao càng có vị trí trọng trách trong việc này. Cuộc bỏ phiếu này, theo đó, đồng thời thể hiện chính kiến cũng là sự đòi hỏi của Quốc hội với cơ quan xét xử cao nhất của nhà nước”.

Trước đó, thẩm tra danh sách các ứng viên, Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nêu rõ, với 3 người không công tác trong ngành toà án gồm bà Đào Thị Xuân Lan, bà Nguyễn Thuý Hiền và bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, qua thẩm tra Uỷ ban Tư pháp cho rằng, bà Đào Thị Xuân Lan và bà Nguyễn Thuý Hiền có đủ điều kiện để bổ nhiệm chức vụ thẩm phán TAND tối cao.

Riêng với trường hợp bà Nguyễn Thị Hoàng Anh thì còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ông Hiện nhận định, bà Hoàng Anh có nhiều năm tham gia xây dựng luật, công ước quốc tế. Bà Hoàng Anh tuy không công tác tại toà án nhưng là chuyên gia đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan tổ chức… Về tuổi theo quy định thì bà Hoàng Anh còn 5 năm công tác, nên nhiều thành viên tán thành việc bổ nhiệm.

Tuy nhiên, một số ý kiến thành viên UB Tư pháp cho rằng, bà Hoàng Anh chủ yếu được đào tạo chuyên sâu về luật công pháp chứ không phải tư pháp. Thực tế, bà Hoàng Anh chưa qua công tác tại các cơ quan tư pháp nên khó đáp ứng điều kiện có năng lực xét xử thẩm phán và giải quyết những việc khác của TAND tối cao theo quy định của pháp luật và khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức TAND 2014.

Mặt khác bà Hoàng Anh sinh ngày 23/5/1960 nếu tính tới 1/6/2015 là ngày Nghị định 53 của Chính phủ về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với công chức trong đó có chức danh thẩm phán TAND tối cao có hiệu lực, thì bà Hoàng Anh đã quá 55 tuổi. Nên các ý kiến này không đồng ý với đề xuất bổ nhiệm chức vụ thẩm phán TAND tối cao đối với bà Hoàng Anh.

Theo Dantri.com

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh