CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:14

Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Văn Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức nhấn mạnh, áp dụng công nghệ vào trong nông nghiệp là điều tất yếu hiện nay. Vì thế, huyện Mộ Đức “tiên phong” đi đầu trong kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Chúng tôi kỳ vọng những ứng dụng khoa học công nghệ được quảng bá, trình diễn đợt này sẽ được triển khai ngay tại địa phương và nhân rộng ra các vùng lân cận sau khi hội thảo khép lại.

Nông nghiệp 4.0 là một quy trình khép kín bằng công nghệ mà con người không cần có mặt trực tiếp, tự động hóa từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; giống chất lượng cao, thuốc trừ sâu thảo dược; cao tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc… Nông nghiệp 4.0 đúng nghĩa, đích thực là kết nối Internet suốt chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm mới, tối đa hóa quy trình sản xuất, thay đổi phương thức quản trị để sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Giải pháp bảo đảm an ninh lương thực và chất lượng nông sản phục vụ toàn cầu là bài toán vô cùng hóc búa của nhân loại, nhất là trong bối cảnh tình trạng xung đột và bất ổn, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Do vậy, để tìm được lời giải cho bài toán trên thì việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp là vô cùng cần thiết.

Đại diện VNPT Quảng Ngãi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Mộ Đức về ứng dụng nông nghiệp 4.0.

Đại diện VNPT Quảng Ngãi ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Mộ Đức về ứng dụng nông nghiệp 4.0.

Tại Quảng Ngãi cũng như các tỉnh ở khu vực, hầu hết các mô hình chỉ mới bắt đầu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chưa có mô hình nông nghiệp nào ứng dụng công nghệ 4.0 một cách hoàn chỉnh. Nguyên nhân chính là do chi phí ban đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lớn, nguồn lực của các tổ chức, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ bổ sung một phần rất nhỏ nên việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, chế biến còn hạn chế, chưa đồng bộ, rộng rãi. Ngoài ra, hoạt động sản xuất không ổn định, mang tính thời vụ; thị trường tiêu thụ thường xuyên biến động, giá cả bấp bênh là một trong những lực cản để doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu vận hành nông nghiệp 4.0…

 

Giải pháp đề ra là, thời gian tới cần khuyến khích hơn nữa phong trào khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của công nghệ 4.0 và nội dung chương trình giáo dục, đào tạo và hướng nghiệp để có lực lượng lao động có khả năng tiếp cận, phát triển và ứng dụng được các thành quả của nên nông nghiệp 4.0.  Các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, đồng thời chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông); ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở các nơi có điều kiện, lựa chọn các công nghệ phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế- xã hội của từng vùng, miền gắn với thị trường; tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới đầu tư công và dịch vụ công theo hướng chuyển nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất đai và lao động rẻ sang nền nông nghiệp đổi mới và sáng tạo để vừa đón đầu vừa nắm bắt các thành tựu của nền nông nghiệp 4.0… Còn về lâu dài, tỉnh kiến nghị với Trung ương xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, trang trại trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện về vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản, được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được hỗ trợ khuyến nông cũng như được cung cấp miễn phí các thông tin về quảng bá sản phẩm, về thị trường khi ứng dụng nông nghiệp 4.0…

Để nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam không bị tụt hậu, Tiến sĩ Lê Qúy Kha, Phó viện trưởng, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho rằng, Việt Nam cần thành lập tổ chuyên gia tư vấn về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh hướng đến nông nghiệp 4.0 ở một số cây, con. Tham khảo ý kiến các chuyên gia nông nghiệp thông minh, nông nghiệp 4.0 từ các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan; khảo sát thực trạng sản xuất ngô, đỗ trương của Indonesia; tăng cường các mô hình ứng dụng smart phone trong nông nghiệp; xây dựng một số mô hình trọng gói về nông nghiệp 4.0.

VNPT Quảng Ngãi gây chú ý với báo cáo tham luận “Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp”. Trong đó, đề cập đến phần mềm quản lý thông tin mã truy xuất nguồn gốc hàng hóa VNPT Check nhằm bảo vệ uy tín doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng tự tin xác thực nguồn gốc, phân biệt hàng thật, hàng giả khi đi mua hàng. 

Tại Hội thảo, đại diện VNPT Quảng Ngãi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với UBND huyện Mộ Đức về ứng dụng nông nghiệp 4.0.

Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh