CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:56

Quãng Ngãi: Tiếp tục ghi nhận những ca mắc bệnh bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp

Thông tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang điều trị cho bệnh nhi Đinh Văn N. (7 tuổi, ngụ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) mắc bệnh bạch hầu.

Trước đó, bệnh nhi đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi và đau họng... Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhi được chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Hiện bé N. đang được điều trị tích cực ở khu vực cách ly để phòng lây nhiễm cho các bệnh nhi khác.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và một trường hợp tử vong.

Sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, ngành y tế Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu bệnh phẩm. Ngành y tế địa phương cũng tiến hành phun hóa chất xử lý môi trường và tổ chức khám sàng lọc cho người dân tại những vùng có trường hợp mắc bệnh. Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi cho hay, hiện Viện Pasteur Nha Trang cùng ngành y tế Quảng Ngãi đang triển khai tiêm bổ sung vắc-xin Td (vắc-xin bạch hầu) cho người từ 5-40 tuổi ở địa phương.

Quãng Ngãi: Tiếp tục ghi nhận những ca mắc bệnh bạch hầu - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia y tế bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn tiết ra độc tố gây tổn thương cho nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Vi khuẩn Bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da.

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh bạch hầu

Sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày thì xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Đây là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh. Nó làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt.

Bệnh nặng có dấu hiệu sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (là do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác). Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Biến chứng của bệnh bạch hầu

- Tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống dẫn đến suy hô hấp.

- Viêm phổi, viêm cơ tim.

- Rối loạn nhịp tim, suy tim và có thể tử vong. Liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động.

Việc cần làm khi nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có đủ điều kiện để điều trị và cách ly kịp thời với mọi người xung quanh để tránh lây lan bệnh.

- Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Các loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu gồm có:

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng thì có mũi 5 trong 1 ComBe Five (vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh Bạch hầu - uốn ván - ho gà - viêm phổi do HIB - viêm gan B), DPT (Bạch hầu - uốn ván - ho gà) được tiêm cho tất cả trẻ từ 2 tháng đến 18 tháng tuổi.

Trong Tiêm chủng dịch vụ có loại vắc-xin 6 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu - viêm gan B - Hib - ho gà - bại liệt - uốn ván). Thời điểm tiêm cho trẻ là lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng, 4 tháng, nhắc lại lúc 18.

Bên cạnh tiêm vắc xin, để phòng bệnh bạch hầu, đối với người bệnh thì cách ly ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra cần phải vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn, bát đũa…

MT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh