THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:31

Quảng Ngãi: Sạt lở một quả núi, 500 hộ dân bị cô lập cả tháng

Tại khu vực cầu sông Tang đi vào xã Trà Xinh, cả một ngọn núi sạt lở với hàng trăm nghìn mét khối đất đá phủ lấp, chắn ngang con đường khiến việc lưu thông của người dân xã này gặp rất nhiều khó khăn. Để đi lại người dân phải di chuyển bằng ghe, xuống hoặc cuốc bộ băng rừng qua những đoạn đường ngập trong bùn đất. 


 Muốn đi lại, người dân phải băng rừng qua hàng trăm mét bùn đất, đá suốt hơn 1 tháng qua. ảnh: Trần Hóa

Theo báo cáo từ huyện Tây Trà việc giao thông bị tắc nghẽn đã ảnh rất lớn đến việc đi lại của học sinh, không ít học sinh cả tháng qua không thể về nhà mà phải tạm trú tại trường hoặc nhà bạn bè, cuộc sống vốn đã khó khăn này càng khó hơn vì gia đình các em học sinh ở Trà Xinh đa phần đều nghèo, nuôi con mình chưa nổi thêm bạn bè nó chúng tôi cũng lo rau cháu qua ngày cho các cháu thôi. Anh Đinh Có, nhà gần trường PTTH Tây Trà cho biết. 

Mặc dù các lực lượng chức năng đã bước đầu cào vớt bớt lượng đất đá tràn xuống đường nhưng trong những ngày qua trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi vẫn xảy ra mưa lớn nên đất đá từ trên cao vẫn đổ xuống gây ách tắc giao thông liên tục trong một tháng qua.  

Ông Hồ Thanh Truyền – Chủ tịch UBND xã Trà Xinh cho biết, do ảnh hưởng của bão số 12, ngày 4/11, tại khu vực gần cầu sông Tang đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, khiến hàng ngàn khối đất đá từ trên cao đổ xuống, chắn ngang con đường “độc đạo” của xã lên trung tâm huyện Tây Trà. Từ đó đến nay, người dân chủ yếu dùng ghe đi qua sông Tang hoặc lội bùn qua đoạn sạt lở, rất nguy hiểm và khổ sở.

Ông Hà Hoàng Việt Phương-GĐ sở Giao thông-Vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Tạm thời, xe cơ giới phục vụ thông đường đã có thể qua lại ở đoạn sạt lở song lượng đất trên núi đổ xuống rất nhiều nên các thiết bị cơ giới vẫn phải "đóng quân" tại chỗ, hễ sạt lở đến đâu là hốt đến đó chứ đưa phương tiện về là chỉ vài tiếng sau lại tắc đường.

Hiện tại các phương tiện cơ giới khác vẫn có thể qua lại nhưng cần hết sức cẩn thận bởi nền đất yếu dẫn đến sụp lở đất bất cứ lúc nào, còn xe máy của người dân cũng cần hạn chế qua vì rất ngay hiểm, ông Phương cho hay và lưu ý các phương tiện xe con 4-7 chỗ vẫn chưa thể qua lại được tại khu vực này. 

Ông Phạm Xuân Vinh-Bí thư huyện ủy Tây Trà cho biết: Trước mùa mưa bão huyện đã hỗ trợ kinh phí cho các xã để thực hiện "phương châm 4 tại chỗ" khi bão lũ xảy ra. Bản thân bà con đã thu hoạch mùa màng xong, công tác dự trữ lương thực cũng được huyện chỉ đạo sát sao đến từng địa phương. Ngay sau khi bão lũ đi qua huyện đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh về việc cấp thêm ngân sách để khắc phục hậu quả sau mưa lũ, nhất là vấn đề giao thông. "Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Sở Giao thông-Vận tải cắt cử 3 phương tiện làm việc liên tục trong gần 1 tháng qua, còn một số sở ngành làm công tác tham mưu cho tỉnh trong việc cấp kinh phí bổ xung để khắc phục hậu quả như Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch-Đầu tư vẫn chưa thấy lên kiểm tra nên công tác khắc phục còn chậm", ông Phạm Xuân Vinh cho hay.   

Các phương tiện chuyên dụng đang xử lý đất đá chắn ngang qua đường từ Trà Xinh về huyện Tây Trà. 

Hơn 500 hộ dân với trên 2200 khẩu ở huyện Trà Xinh vẫn còn nhiều khó khăn do sạt lở đất gây ra, nhất là trong những tình huống cấp bách như khám chữa bệnh. Vì vậy, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi cần nhanh chóng vào cuộc để khắc phục và ổn định đời sống cho bà con nơi đây. 

 

Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh