THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:40

Quảng ngãi: Thực hiện điều tra thông tin thân nhân - mộ và nghĩa trang liệt sĩ

Thu thập thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm để giám định ADN. Mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ phục vụ cho công tác quản lý thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; phục vụ công tác xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với liệt sĩ và thân nhân nhân liệt sĩ.

Tổ chức thực hiện Phương án điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ đảm bảo kịp thời, nhanh gọn, đầy đủ, chính xác. Số liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ phải thống nhất với số liệu của Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg và số liệu của Đề án tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ theo Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Thu thập thông tin, điều tra, cập nhật và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ để quản lý cơ sở dữ liệu tại Sở LĐ-TB&XH và tại các địa phương cấp huyện và cấp xã trong tỉnh.

Ông Đinh Xuân Sâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi, phát biểu tại hội nghị.

Tổ chức đợt tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ tới các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, để tham gia điều tra của các cơ quan, đơn vị có liên quan và của các gia đình, thân nhân liệt sĩ.

Đối tượng thực hiện liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm làm giám định ADN; mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ. Thông tin về liệt sĩ dựa theo danh sách liệt sĩ đang quản lý của các địa phương, danh sách liệt sĩ do Sở LĐ-TB&XH chuyển xuống, danh sách liệt sĩ qua Tổng rà soát theo Chỉ thị số 23/CT-TTg và danh sách liệt sĩ rà soát theo Đề án 1237, danh sách liệt sĩ do huyện đang quản lý. Thông tin về thân nhân liệt sĩ: Cha, mẹ, vợ-chồng, con… đang hưởng trợ cấp dựa theo danh sách thân nhân liệt sĩ đang chi trả trợ cấp tại thời điểm điều tra. Thông tin về thân nhân liệt sĩ lấy mẫu sinh phẩm làm giám định ADN: Mẹ đẻ liệt sĩ; mẹ đẻ của mẹ đẻ liệt sĩ; anh, chị em cùng mẹ đẻ của liệt sĩ; anh, chị em cùng mẹ đẻ của mẹ đẻ liệt sĩ; anh, chị, em con của chị gái, em gái mẹ đẻ liệt sĩ; con của chị gái, em gái liệt sĩ. Thông tin về mộ liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn quản lý dựa theo danh sách và sơ đồ mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ và thông tin về nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn quản lý.

Quang cảnh hội nghị.

Phương pháp điều tra và thu thập thông tin: Điều tra thân nhân liệt sĩ: Phỏng vấn trực tiếp thân nhân thông qua phiếu điều tra; điều tra về mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ: Người quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc cán bộ LĐ-TB&XH cấp quản lý nghĩa trang điền thông tin vào phiếu. Thời gian thực hiện việc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ điều tra ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở từ ngày 10/3/2016 đến ngày 11/3/2016 đã được Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi thực hiện với 416 đại biểu tham gia tập huấn: Cấp tỉnh: 15 đại biểu, cấp huyện: 2 đại biểu/huyện, cấp xã: 2 đại biểu/xã. Tổ chức tập huấn 2 lớp; lớp thứ nhất (ngày 10/3/2016): 6 huyện miền núi và huyện Lý Sơn; lớp thứ hai (ngày 11/3/2016): 6 huyện đồng bằng và TP Quảng Ngãi. Từ ngày 12/3/2016 đến ngày 31/3/2016: Tổ chức xong công tác điều tra ở cấp xã, phường, thị trấn; từ ngày 1/4/2016 đến ngày 7/4/2016: Các huyện, thành phố kiểm tra số liệu, tổng hợp kết quả điều tra và gửi báo cáo về Sở LĐ-TB&XH (qua Phòng Người có công) và nghiệm thu kết quả điều tra; từ ngày 8/4/2016 đến ngày 31/5/2016: Sở LĐ-TB&XH kiểm tra, chỉnh sửa số liệu, hoàn thiện thông tin và nhập dữ liệu điều tra vào phần mềm. Từ ngày 01/6/2016 đến ngày 06/6/2016: Sở LĐ-TB&XH tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH.

Các bước tiến hành thực hiện điều tra: Căn cứ vào danh sách thân nhân liệt sĩ thuộc diện điều tra và danh sách nghĩa trang liệt sĩ do Sở LĐ-TB&XH lập và cung cấp, Phòng LĐ-TB&XH rà soát và chuyển xuống cấp xã để thống nhất về danh sách điều tra (chú ý: Kiểm tra cụ thể các trường hợp không còn thân nhân hoặc thân nhân của liệt sĩ không có khả năng trả lời hoặc thân nhân liệt sĩ không còn lưu trú tại địa bàn xã). Trên cơ sở danh sách đã thống nhất, UBND cấp xã, phường, thị trấn phân công cán bộ theo dõi, giám sát, kiểm tra và hỗ trợ điều tra viên trong quá trình điều tra. Điều tra viên trực tiếp điều tra theo địa bàn được phân công. Điều tra viên phải gặp trực tiếp thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tại nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ có trong danh sách điều tra để phỏng vấn. Ghi chép đầy đủ thông tin theo yêu cầu của phiếu điều tra, ký và ghi rõ họ tên của: Điều tra viên, người trả lời phỏng vấn là thân nhân của liệt sĩ. Kiểm tra, giám sát điều tra. Hàng ngày, cán bộ kiểm tra, giám sát thuộc phạm vi phụ trách phải thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác điều tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và sửa chữa những sai sót. Cán bộ giám sát cấp tỉnh thực hiện giám sát công tác điều tra cấp huyện. Cán bộ giám sát cấp huyện thực hiện công tác giám sát điều tra cấp xã. Cán bộ giám sát cấp xã thực hiện công tác giám sát điều tra tại địa phương mình.

Tổng hợp số liệu, bàn giao tài liệu và nghiệm thu tài liệu. Sau khi đã kiểm tra, giám sát, xử lý và sửa chữa những sai sót trên phiếu điều tra: UBND cấp xã, phường, thị trấn: Tổng hợp số liệu, lập báo cáo sơ bộ và bàn giao tài liệu điều tra cho Phòng LĐ-TB&XH. Phòng LĐ-TB&XH: Kiểm tra phiếu điều tra của UBND cấp xã, phường, thị trấn chuyển đến; đồng thời tổng hợp số liệu, lập báo cáo sơ bộ và bàn giao tài liệu điều tra cho cho Sở LĐ-TB&XH. Sở LĐ-TB&XH: Tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra và tài liệu của Phòng LĐ-TB&XH, tổng hợp báo cáo Cục Người có công.  Nhập thông tin, số liệu: Sở LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm công tác nhập thông tin, số liệu vào phần mềm quản lý.

Sở LĐ-TB&XH có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện phương án điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ điều tra, khảo sát cho cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào hồ sơ gốc liệt sĩ đang quản lý kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin về liệt sĩ tại địa phương đã được nhập vào phần mềm. Chuyển phiếu điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, sổ tay hướng dẫn điều tra và danh sách liệt sĩ do Sở quản lý cho các huyện, thành phố để điều tra và thu thập thông tin. Phối hợp với cơ quan cơ liên quan chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức điều tra, khảo sát trên địa bàn. Sở thành lập Tổ công tác để thực hiện kiểm tra, giám sát ở từng địa phương.

Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố: Căn cứ kế hoạch của Sở LĐ-TB&XH báo cáo UBND huyện, thành phố để chỉ đạo công tác điều tra đồng thời xin hỗ trợ kinh phí phục vụ điều tra theo phân cấp quản lý ngân sách; Chuyển phiếu điều tra thông tin về liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ, sổ tay hướng dẫn điều tra và danh sách liệt sĩ do Sở LĐ-TB&XH cung cấp về cấp xã, phường, thị trấn để điều tra và thu thập thông tin; phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức điều tra, khảo sát trên địa bàn. UBND các xã, phường, thị trấn: Phổ biến, tuyên truyền mục đích, yêu cầu của việc điều tra, khảo sát đến nhân dân và thân nhân liệt sĩ qua hệ thống loa phát thanh, lựa chọn người thực hiện điều tra. 

HOÀNG NAM/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh