THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:39

Anh hùng Hồ Giáo đã ra đi

 

                                        Ông Hồ Giáo cho đàn trâu Mura ăn cỏ năm 2010. Ảnh: Đông Hải.

Hồ Giáo sinh năm 1930, trong một gia đình nông dân đông anh chị em ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Lên tuổi 13, Hồ Giáo đã phải đi ở đợ cho nhiều gia đình địa chủ trong vùng mà đặc biệt lâu nhất là nhà ông xã Hai. Năm 18 tuổi, ông giã từ kiếp ở đợ để lên đường tham gia kháng chiến...
Nông trường Ba Vì những năm 60 của thế kỷ trước đã thành nơi thử sức anh nông dân Hồ Giáo trong việc chinh phục đàn bò sữa với những “nhân vật” ương ngạnh đã thành đề tài của nhiều trang sách thời ấy. Để rồi, Hồ Giáo, lần đầu tiên trong đời mình, đứng lên bục vinh quang: Anh hùng Lao động năm 1966.
Hai mươi năm sau, năm 1986, vinh dự ấy đã đến với ông một lần nữa, cũng một việc chăn nuôi gia súc. Lần này là nuôi đàn trâu Mura lên đến ngàn con tại Nông trường Sông Bé.
Có lần Anh hùng Hồ Giáo đã tâm sự: Tôi sinh năm Canh Ngọ nên cuộc đời nhiều gian nan vất vả, nhiều lúc cái sướng đến với mình mà chẳng được hoặc là tôi cũng không muốn hưởng cái sung sướng ấy. Tôi thích những đồng cỏ và những con bò. Chính vì vậy năm 1990, bước sang tuổi 60, Hồ Giáo về hưu tại quê nhà Quảng Ngãi. Nhưng bầy trâu Mura-kỷ vật của Thủ tướng Indira Ganhdi- Ấn Độ tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng-người mà Hồ Giáo vẫn coi như “cha nuôi” của mình vẫn chưa chịu buông ông,
20 năm nghỉ hưu tại quê nhà nhưng chưa một ngày ông nghỉ việc, kể cả ngày lễ, tết. Đàn trâu Mura kỷ vật ở trại trâu xã Hành Thuận cứ bám riết lấy ông. Đều đặn 20 năm cứ 4h sáng ông cuốc bộ từ nhà đi 3 cây số đến trại trâu, ăn ở và chăm sóc đàn trâu đến tối mịt mới về. 
Ông chỉ chính thức "nghỉ hưu" cách đây 5 năm (2010), bởi tuổi cao sức yếu.

Đông Hải/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh