CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:06

QUẢNG NAM: Thay màu xanh cho vùng đất “túi bom”

Bom đạn không bỏ sót ai!

Qua chiến tranh, tỉnh Quảng Nam trở thành vùng đất trắng, vùng đổ nát đầy hố bom, đạn, không còn nhà cửa, ruộng đồng hoang hóa đầy rẫy bom mìn, cỏ dại. Người dân trở về không phương tiện sản xuất, nhiều người ốm đau bệnh tật. Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam là địa bàn chịu những trận bom đạn khốc liệt nhất, cả xã có 287 liệt sĩ, 70 thương binh, 40 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, nơi đóng căn cứ địa Hòn Tàu, những năm 70, bom đạn dội xuống ác liệt, ông Nguyễn Phước Minh, Bí thư chi bộ thôn, đồng thời là người tham gia rà phá bom mìn sau chiến tranh kể, bom quét, bom bi, bom tấn, thả xuống vùng đất Chánh Lộc, ngày nào cũng nghe tiếng nổ, Mỹ thực hiện di dời dân, tách dân ra khỏi vùng cách mạng. Tại căn cứ Hòn Bằng, một di tích lô cốt bong ke của quân Pháp xây dựng, sau 1954, Mỹ-Ngụy sử dụng lô cốt Hòn Bằng là nơi giam cầm người tham gia cách mạng… Ở nơi này, giẫm mìn nổ, cuốc đất cũng nổ... Ông Minh nhớ chuyện ông Phan Bốn, thôn Chánh Lộc, cách đây khoảng 10 năm, tử nạn do tháo đạn M79, ông Bốn làm nghề thu mua phế liệu, trong lúc tháo đạn lấy thuốc nổ thì bất ngờ đạn nổ tử vong, ông Nguyễn Phước Ba, thôn Chánh Lộc, bị cụt tay do bom mìn, ông Ba giẫm phải mìn khi đi làm rừng…

Một vật liệu chưa nổ được phát hiện. Ẩnh:DDG

Sau chiến tranh, để người dân an tâm sản xuất, xã thành lập đội rà soát bom mìn. Khi đó phương pháp lấy bom mìn vẫn còn thô sơ, đội rà soát bom mìn dùng cây bằng sắt rà dọc dưới đất nhẹ nhàng, nếu phát hiện bom mìn mới xoay nhẹ để “túi bom” không phát nổ, tránh động kíp mìn. Năm 1976, liệt sĩ Nguyễn Trường Trạng, thôn Chánh Lộc, một du kích tham gia phá gỡ bom mìn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Giải phóng đất nước, toàn xã Duy Sơn chỉ mới tháo gỡ được 3000 quả bom mìn, nhiều bom mìn vẫn còn “ẩn” dưới lòng đất, người dân khai hoang 200ha diện tích đất, đưa diện tích canh tác lên 620ha.

Những người đi tìm lại màu xanh

 Năm 2011, Tổ chức rà phá bom mìn Đan Mạch (Danish Demining Group-viết tắt DDG) bắt đầu thực hiện những chương trình đầu tiên về kiến thức, kỹ năng sinh tồn ở vùng nhiều bom mìn. Tại Quảng Nam, từ năm 2012, DDG bắt đầu bằng chương trình giáo dục nguy cơ bom mìn, nâng cao nhận thức người dân. Nắm bắt nhu cầu rà phá bom mìn rất cao tại đây, DDG đã khởi động dự án giải quyết cho người dân, xác nhận địa điểm ô nhiễm bom mìn nhiều nhất là huyện Duy Xuyên, DDG đã lập văn phòng đóng tại đường Tôn Đức Thắng, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam nhằm hỗ trợ người dân địa phương tích cực.

Thời gian thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2016, mục đích tháo gỡ và xử lý tất cả các vật liệu chưa nổ tại các thôn, xã bị ô nhiễm trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giảm nguy cơ tử vong từ bom mìn. Thống kê từ DDG, tính đến ngày 21-6-2016, toàn huyện Duy Xuyên, có 474 điểm nguy hiểm đã xác định, 200 khu vực nguy hiểm với tổng diện tích trên 15ha của 14 xã, 94 thôn trên địa bàn huyện, trong đó có gần 10ha đã được Tổ chức DDG đã dọn sạch bom mìn và vật liệu chưa nổ và đang tiến hành toàn tất rà soát tháo gỡ, xử lý diện tích còn lại. Quá trình xử lý, phát hiện 1 bom máy bay, 4 mìn sát thương, 228 bom bi, trên 1.000 loại vật liệu chưa nổ lớn hơn 20mm và 40 loại vật liệu chưa nổ nhỏ hơn 20mm.

Với 31 nhân viên tham gia rà phá bom mìn, chia làm 4 đội, trong đó có 1 đội liên lạc cộng đồng thực hiện nhiệm vụ xác định thông tin từ người dân, cựu chiến binh tham gia kháng chiến trên địa bàn thôn, xã về phạm vi, vùng bị nguy hiểm, mỗi đội có 1 nhân viên y tế hỗ trợ phòng tai nạn, thương tích.

Ông Clinton Smith, Giám đốc Chương trình dự án tại Quảng Nam, DDG, cho biết, sau khi xác định vùng nguy hiểm, các đội phân chia thực hiện rà soát các điểm, khu vực thôn. Với kỹ thuật chuyên nghiệp được đào tạo, rèn luyện, thực hiện rà phá bom mìn tại nhiều nước trên thế giới, Tổ chức rà phá bom mìn Đan Mạch sử dụng thiết bị hiện tại, an toàn, có 2 loại máy rà, máy cho một người sử dụng và máy rà khung lớn từ 2 người sử dụng trở lên.

Một hoạt động rà phá bom mìn.ảnh:DDG

Khi phát hiện bom mìn, vật liệu chưa nổ, các đội thực hiện đào hố nhỏ cạnh khu vực phát ra tín hiệu, quy trình hủy nổ được tiến hành nghiêm ngặt, trước khi hủy nổ phải thông báo người dân khu vực, khoảng cách an toàn, đào hố sâu, dùng bao cát lấp đầy hố hạn chế tiếng nổ lớn, và dùng thuốc kích nổ,

Ông Clinton Smith, với kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực bom mìn tại nhiều quốc gia, cho biết: “Các loại bom mìn tồn tại trong lòng đất hơn 40 năm đã rỉ sắt, hầu hết khi thực hiện, các đội đều hạn chế di chuyển. Các loại bom thả từ máy bay có sức công phá lớn, trọng lượng trên 400-500kg, nếu hủy tại chỗ phải di chuyển người dân ra khỏi phạm vi bán kính 1km, do vậy, để đảm bảo an toàn phải hủy nổ tại khu tiêu hủy”. Ngoài việc rà phá tại các điểm nguy hiểm xác định, trong trường hợp người dân còn phát hiện nhiều điểm khác trên địa bàn, DDG sẽ tiếp tục quay lại rà phá bom mìn.

Phủ xanh vùng “túi bom”

Cuộc mưu sinh trên vùng đất bom mìn, đối với người dân huyện Duy Xuyên và nhiều vùng khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là cuộc cách mạng kinh tế. Ông Clinton Smith, nhận định ban đầu, với kế hoạch triển khai dài 2 năm tại huyện Duy Xuyên, người dân đã sử dụng lại những vùng đất bom mìn trước kia, quan trọng hơn là tinh thần người dân đã tốt hơn, an toàn hơn, không còn sợ khi xuống lúa, lên rừng.

Bà Nguyễn Thị Mai, 45 tuổi, thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn hiện có 5.000m2 diện tích ao sen, 7 sào lúa được trồng ở vùng Hòn Tàu. Bà Mai cho biết, sau khi rà phá sạch bom mìn, bà trồng sen, lúa, mỗi năm thu hơn 2 tấn sen, cứ 3 tháng sinh trưởng, 1 tháng thu hoạch, giá trị kinh tế gần 50 triệu/năm. Ông Phạm Kiệt, thôn Phú Nham, xã Duy Sơn, làm kinh tế Khu Trà Lý, mô hình nuôi cá nước ngọt, trồng 1ha sen, thu mỗi năm 100 triệu.  Mô hình phủ xanh đồi trọc, 214 hộ dân thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn đều đầu tư trồng rừng trên diện tích hơn 200ha.

Cảnh thu hoạch sen trên vùng đất Duy Sơn. Anh:Huyền Trang

 Vui mừng trước những đổi thay ở vùng đất này, ông Ngô Phi Thâm, Chủ tịch UBND xã Duy Sơn cho biết: “Người dân xã Duy Sơn bắt đầu khai hoang, phát triển kinh tế, phủ xanh đồi trọc bằng trồng rừng, những hố bom được trồng đầy sen…” .Theo đó, toàn xã có 2.743 hộ, hiện nay, có 132 hộ nghèo, 234 hộ cận nghèo,  xã có 2 hợp tác xã nông nghiệp hỗ trợ nông dân làm kinh tế. Về hệ thống giao thông đã được bê tông hóa, phát triển sản xuất, vận chuyển vật tư phục vụ cơ giới hóa.  Hệ thống, điện, trường học được đầu tư phát triển, tại địa điểm nổ hầm làm 5 đồng chí y tế và nhiều người bị thương trên thôn Chánh Lộc, được xã xây dựng bia tưởng niệm và đồng thường lập trường mầm non.Xã Duy Sơn xây dựng tổ hợp tác mây tre đan Phú Nham, giúp người dân có việc làm ổn định, doanh thu bình quân 400 triệu/năm.

Nhiều địa phương trên huyện Duy Xuyên cũng bắt đầu thay màu cát trắng bằng màu xanh của rau màu, như xã Duy Nghĩa, vùng đất nhiều bom mìn, người dân phát triển cây khoai môn trên cát, trồng đu đủ,…

"Tổ chức rà phá bom mìn Đan Mạch, DDG, vừa tiếp tục triển khai dự án rà phá bom mìn tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, ban đầu xác định có 142 điểm nguy hiểm, 22 khu vực nguy hiểm với tổng diện tích hơn 18ha, phát hiện 1 mìn sát thương, 245 vật liệu chưa nổ lớn hơn 20mm, 113 vật liệu chưa nổ nhỏ hơn 20mm"

HUYỀN TRANG/Lao động và xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh