CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:57

"Quả bom hẹn giờ Dharavi" khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19

Dharavi ở Mumbai (Ấn Độ) là một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á, nơi sinh sống của khoảng 1 triệu người. Nỗi lo thường ngày của khu ổ chuột này là cái ăn cái mặc nhưng giờ đây lại thêm một nỗi sợ hãi khác mang tên Covid-19.

Ấn Độ đã áp dụng phong tỏa toàn quốc từ ngày 25/3, sau khi phát hiện nhiều ổ dịch lớn có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Lệnh phong tỏa tại Ấn Độ dự kiến kéo dài 21 ngày. Trong khi đó, người nghèo ở khu ổ chuột Dharavi đang sống trong nỗi bất an ngày càng lớn trước mối đe dọa từ Covid-19.

Với mật độ dân số cao, người dân sinh sống chen chúc trong các khu nhà tạm bợ cùng điều kiện vật chất thiếu thốn sẽ rất dễ biến nơi đây trở thành ổ dịch Covid-19. Dharavi đông đúc gấp gần 5 lần so với quận đông dân nhất ở New York, tính theo số người sống trên mỗi km2. Ở Dharavi, mỗi lều lán có tới 10 người sinh sống và khoảng 80 người dùng chung một nhà vệ sinh công cộng mỗi ngày.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 1.

Khu ổ chuột Dharavi với những căn nhà tạm bợ chen chúc nhau.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 2.

Dharavi có mật độ dân số cao.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 3.

Người dân sống trong điều kiện vệ sinh thiếu thốn.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 4.

Bé gái trong một căn nhà ở Dharavi.

Dharavi là nơi tập trung mọi người thuộc các tầng bậc và tín ngưỡng khác nhau trong những con hẻm chật hẹp và lều lán xiêu vẹo. Nhà thờ, đền chùa và thánh đường nằm tiếp giáp nhau. Như thỏi nam châm thu hút các nhân công thời vụ, Dharavi nhận tất cả mọi người, cung cấp cho Mumbai một lực lượng lao động và giúp việc hùng hậu. Nơi đây quy tụ các cơ sở sản xuất nhỏ, xưởng gốm, nhựa, dệt may, làm bánh... tạo ra doanh thu hàng năm 1 tỷ USD (khoảng 23,5 nghìn tỷ đồng), với 30% trong số này được chi trả dưới dạng thuế. Và nhà ở Dharavi luôn đắt giá. Một căn hộ khoảng 56m2 có giá nửa triệu đôla.

Ít ai biết, khu ổ chuột này từng trải qua nhiều trận dịch. Các bệnh như: Kiết lỵ, tả, thương hàn, bệnh phong, bệnh bại liệt từng khiến cư dân nơi đây chết hàng loạt, vì mật độ sinh sống cao trong khi hệ thống vệ sinh tồi tàn càng khiến cho bệnh dịch lây lan nhanh chóng. Năm 1986, dịch tả hoành hành với hầu hết nạn nhân đến từ Dharavi. Hỏa hoạn và lũ lụt cũng liên tục xảy ra, với trận cháy năm 2013 thiêu rụi hơn 800 căn nhà.

Và nỗi lo sợ Dharavi sẽ trở thành ổ dịch Covid-19 đang ngày càng trở thành hiện thực. Ngày 8/4, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Dharavi đã tăng lên 9 trường hợp. Và nhiều người tin rằng con số này chắc chắn còn tăng lên khi Dharavi chứa đựng những nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn tất thảy những nơi khác. Dharavi từng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì xuất hiện trong phim đoạt giải Oscar "Triệu phú ổ chuột". Và giờ đây nó lại nổi tiếng trên toàn cầu vì được gọi là "quả bom hẹn giờ" có thể khiến Ấn Độ vỡ trận bất cứ lúc nào vì Covid-19.

Tuy nhiên, giãn cách xã hội và cách ly là điều rất khó thực hiện ở Dharavi, nơi một lều lán đổ nát có tới 10/12 người cùng cư trú.

"Các bạn đừng mong họ ngồi không ở nhà cả ngày. 80 người dùng chung một nhà vệ sinh công cộng và bạn bảo họ đừng ra khỏi nhà. Làm sao có thể? Cuộc sống ở Dharavi là như vậy. Nếu mọi người phải giữ khoảng cách 2m với nhau, họ cần phải có khu vực sống với diện tích rộng gấp 3 lần Dharavi", một người dân phát biểu trên đài NDTV của Ấn Độ.

"Chúng tôi có một gia đình 5 thành viên. Chúng tôi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, lấy nước từ chung một vòi. Chỉ Chúa mới có thể cứu chúng tôi", một người dân thốt lên.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 5.

Người dân Dharavi chen chúc nhau sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 6.

Một căn nhà ở Dharavi có sức chứa hàng chục người.

Quả bom hẹn giờ khiến Ấn Độ có nguy cơ "vỡ trận" vì Covid-19: Khu ổ chuột lớn nhất châu Á với hơn 1 triệu dân, 80 người phải chung nhau một nhà vệ sinh - Ảnh 7.

Một gia đình ở Dharavi tìm cách ngăn chặn không cho người ngoài xuất hiện để tránh lây nhiễm Covid-19.

Babbu Khan, một Ủy viên hội đồng thành phố ở Dharavi nói rằng, ông lo sợ nhiều người khác đã bị nhiễm bệnh và cảnh báo rằng các trường hợp không được phát hiện có thể sẽ phá hủy toàn bộ khu ổ chuột này.

"Đối với những người sống ở khu ổ chuột, rất khó để giữ an toàn trước một người hàng xóm bị nhiễm virus corona. Tại đây, 99% người dân không có nhà vệ sinh riêng và họ phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Mỗi ngày có hàng chục người xuất hiện ở trong cùng một nhà vệ sinh. Do đó, khả năng lây nhiễm virus corona từ các nhà vệ sinh công cộng này là rất cao", ông Khan cho hay.

Trước nỗi sợ hãi có thể bị nhiễm bệnh, người dân ở một số khu vực của Dharavi đã tự chủ động phòng dịch. Họ hạn chế ra khỏi nhà và không để bất kỳ người lạ nào được xuất hiện. Họ phân nhau thành nhóm nhỏ để mua giúp mọi người nhu yếu phẩm hàng ngày. Cảnh sát và người dân khu ổ chuột lớn nhất châu Á này cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Cảnh sát hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh virus corona cũng như kiểm soát nghiêm ngặt người ra, vào trong từng khu vực tại đây.

Mohammad Shafi Alam Shaikh, 53 tuổi, một người làm nghề buôn bán, sinh sống ở Dharavi cùng với vợ và 4 đứa con cho biết, nhiều người dân đang rất sợ hãi về Covid-19.

"Nhiều người hàng xóm của tôi rất lo lắng và ở yên trong nhà. Họ chỉ ra ngoài khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Tất cả đều nghĩ rằng, rất khó để không bị lây nhiễm bệnh từ những khu ổ chuột này. Ai cũng sợ mình bị nhiễm bệnh", người đàn ông cho hay.

Shaikh cho biết hầu hết các biện pháp phòng dịch được khuyên trong thời điểm này là rửa tay và giãn cách xa hội, nhưng đây là điều không thể đối người dân Dharavi. Tại những nơi có cửa hàng trao suất ăn, đồ dùng miễn phí, mọi người dân vẫn tập trung với số lượng lớn càng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Diệp Lục (Nguồn: SCMP, India Today, The Guardian)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh