THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:53

Phố Hà Nội thành sông sau mưa, Lai Châu mưa đá do ảnh hưởng của hội tụ gió


Phố Hà Nội thành sông sau mưa, Lai Châu mưa đá do ảnh hưởng của hội tụ gió lên đến 5.000m - Ảnh 1.

Nhiều tuyến phố ở trung tâm Hà Nội đã biến thành sông sau trận mưa giông dồn dập kéo dài khoảng 1 tiếng chiều 3/3.

Theo lý giải, nguyên nhân khiến tình trạng ngập lụt trên địa bàn Hà Nội một phần là do lượng mưa lớn dồn dập, cùng với việc đêm 2/3, trên địa bàn thành phố cũng đã có mưa lớn khiến năng lực thoát nước của hệ thống bị hạn chế.

An ninh Thủ đô thông tin đêm qua và sáng nay, trên địa bàn nhiều tỉnh miền núi như Yên Bái, Tuyên Quang và Lai Châu đã xuất hiện mưa đá khủng khiếp và giông lốc. Đặc biệt, mưa đá trên địa bàn huyện Phong Thổ và Tân Uyên của tỉnh Lai Châu phủ trắng như tuyết ở châu Âu. Hiện tượng này được xem là chưa từng có.

Phố Hà Nội thành sông sau mưa, Lai Châu mưa đá do ảnh hưởng của hội tụ gió lên đến 5.000m - Ảnh 2.

Sáng nay mưa đá ở vùng cao Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu) phủ trắng núi đồi, làng bản

Lý giải về hiện tượng này, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hội tụ gió lên đến 5.000m kết hợp với không khí lạnh nên Bắc bộ có mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to.

Trận mưa lốc bắt đầu khoảng 19 giờ 30 ngày 2/3 với lượng mưa rất to, tiếng đá rơi rát rạt trên mái các ngôi nhà. Điện lưới mất, thành phố Yên Bái chìm trong bóng tối với ngổn ngang cây cối, băng rôn, khẩu hiểu bị gió cuốn.

Theo VOV, người dân địa phương ít khi thấy giông lốc và mưa đá lớn như vậy. Mưa lốc đã làm hư hỏng mái nhà, nước tràn vào nhà, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.  Lực lượng chức năng đã tiến hành thu dọn cây cối đổ trên các tuyến đường, khẩn trương khắc phục hậu quả trận mưa lốc.Thống kê sơ bộ ban đầu mưa đá ở Lai Châu đã làm 200 ngôi nhà bị hư hỏng, 22ha lúa và hoa màu bị hư hại.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Hiện tượng này có thể tái diễn trong thời gian tới, vì đây là thời điểm giao mùa, mỗi khi có không khí lạnh tràn xuống thường gây mưa lớn, giông lốc và kèm mưa đá.

MẠNH DŨNG (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh