THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:01

Phát triển robot liệu có làm gia tăng nạn thất nghiệp?

Ở Trung Quốc hiện đang có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhà hàng, dịch vụ sử dụng robot như một con người thực sự. Ghi nhận tại một quán mỳ ở Thượng Hải cho thấy, nhà hàng này không sử dụng con người làm đầu bếp mà dùng robot. Những đầu bếp robot làm việc rất nhanh nhẹn và thành thạo, chỉ chưa đầy 2 phút đã nấu xong một bát mỳ nóng hổi.

“Tôi nghĩ rằng sử dụng robot trong kinh doanh là một ý tưởng hấp dẫn. Chúng thu hút rất nhiều khách hàng, thậm chí trong tương lai, robot có thể thay đổi cả cấu trúc của ngành kinh doanh nữa”, ông Liu Jin chủ cửa hàng cho biết.

Con người vẫn làm nhanh và hiệu quả hơn nhưng trí thông minh của robot sẽ ngày càng được cải tạo và trở thành lao động đích thực. Ở lĩnh vực khác, vào năm ngoái, 60.000 công nhân trong nhà máy sản xuất điện tử ở Trung Quốc đã thực sự sốc khi nhận được thông báo sẽ bị sa thải.Thay thế số nhân lực khổng lồ này là dây chuyền robot mới toanh có năng suất lao động cao hơn. Theo lãnh đạo doanh nghiệp thì việc tăng cường sử dụng dây chuyền tự động không chỉ là chuyện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho nhà máy mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tác...

Trung Quốc đầu tư mạnh để phát triển robot

Phát triển Robot liệu có làm gia tăng nạn thất nghiệp hay không trong khi Trung Quốc hiện có hơn 800 doanh nghiệp sản xuất robot và chỉ riêng năm 2016, các doanh nghiệp này đã chế tạo ra khoảng 72.400 robot công nghiệp, tăng 34,3% so với năm trước đó? 

Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn giảm tốc thực sự khi chính phủ nước này cũng thừa nhận điều đó bằng cách chỉ đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong giai đoạn 2016-2020, một mục tiêu khá khiêm tốn so với những năm trước.

Tuy nhiên, trên lĩnh vực tăng trưởng về công nghệ thì lại ngược lại hoàn toàn, Trung Quốc đang tiến những bước dài trên con đường trở thành một cường quốc về công nghệ hàng đầu trên thế giới.  Chi tiêu ngân sách của Trung Quốc cho các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ đã lên tới 2,1% GDP kể từ năm 2014, và chỉ thấp hơn so với một số ít các nước phát triển, và đến năm 2019 Trung Quốc có thể thành nước đứng đầu thế giới về khoản chi cho nghiên cứu công nghệ.

Hiện đã có 77 chính quyền địa phương ở các tỉnh thành Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy và khuyến khích sử dụng robot công nghiệp trong các nhà máy sản xuất. Như tại Thâm Quyến số công ty sử dụng Robot công nghiệp hiện đã lên tới trên 3.000, trong khi cách đây 2 năm mới chỉ có khoảng 200 công ty.

Phát triển robot cũng tạo ra không ít thách thức

Theo các chuyên gia, những biến động của thị trường lao động Trung Quốc trong thời gian qua, khi việc làm ở các thành phố lớn ngày càng trở nên khan hiếm dẫn đến việc số lao động quay trở về quê nhà nhiều hơn, nó tạo ra tình trạng khan hiếm lao động và buộc các công ty Trung Quốc phải chuyển sang sử dụng Robot nhiều hơn.

Bên cạnh đó là xu hướng gia tăng chi phí nhân công trong nền kinh tế Trung Quốc, kể từ năm 2001 đến nay mức gia tăng lương trung bình hàng năm của công nhân Trung Quốc là khoảng 12%, chi phí nhân công tăng vọt, một mặt khiến các nhà đầu tư nước ngoài và kể cả các công ty Trung Quốc chuyển nhà xưởng sang các nước lân cận có phí nhân công rẻ hơn, mặt khác lại thúc đẩy việc sử dụng Robot nhiều hơn.

Vì thế, làn sóng robot hóa này vì thế đang không phải là một tín hiệu tích cực với nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí còn đang làm trầm trọng hơn một vấn đề mấu chốt của nước này là tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Bởi theo thông thường, chỉ có những nước thiếu lực lượng lao động và có tỷ lệ sinh thấp như Nhật Bản hay Đức mới có xu hướng tăng cường sử dụng robot trong nền kinh tế, nhưng ở Trung Quốc hiện nay thì lại đang ngược lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang cao nhưng chính phủ nước này lại muốn khuyến khích sử dụng robot thay người lao động tại các nhà máy và xưởng sản xuất.

ĐƯỜNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh