THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:49

Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19

Chủ trì hội thảo chuyên đề này gồm: Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh; Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu; Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức; và bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam.

Chủ trì hội thảo chuyên đề này gồm: Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh; Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu; Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức; và bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam.

Ngày 5/6, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra ba phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Hội thảo “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch COVID-19" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức.

Chủ trì hội thảo chuyên đề “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19” gồm: Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh; Phó chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu; Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức; và bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam.

Thị trường lao động đang phục hồi trở lại

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, dưới tác động của đại dịch Covid-19 kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị đứt gãy, đình trệ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình lao động, việc làm.

Cụ thể, nguồn cung lao động bị suy giảm nghiêm trọng, số lao động có việc làm giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, tăng từ 1,22% quý IV/2019 lên 4,46% (hơn 1,8 triệu người) quý III/2021.

Bước sang năm 2022, thị trường lao động đang phục hồi trở lại nhưng vẫn chưa thể như trước dịch. Theo đó, quý I/2022 nguồn cung lao động là 51,2 triệu người, tăng 160 ngàn người so với cùng kỳ, nhưng chủ yếu ở khu vực phi chính thức.

Nhìn chung cầu lao động đã tăng trở lại, trong đó nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%).

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc hội thảo

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc hội thảo

Đáng chú ý, số lao động thất nghiệp, thiếu việc làm giảm giảm 489 ngàn người so với quý IV năm 2021, còn 1,1 triệu người (tương đương 2,46%).

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quay trở lại chiều hướng tích cực, trong đó giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ so với quý IV/2021 (tỷ lệ lao động nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hiện tại là 27,8% - 33,5% - 38,7%).

Theo ông Lê Văn Thanh, bên cạnh những tín hiệu khởi sắc, nguồn cung lao động vẫn đang đặt ra một số vấn đề như: Cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý I/2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

“Cơ cấu lao động giữa khu vực chính thức và phi chính thức chưa trở lại trạng thái trước khi có dịch bệnh và đang thiếu những động lực tích cực để thúc đẩy cho sự chuyển dịch mạnh mẽ số lao động phi chính thức sang chính thức”, ông Thanh nói..

Tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt

Liên quan đến vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần tập trung phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất.

“Trong đó, cần tạo môi trường phục hồi và phát triển thị trường lao động, đáp ứng cao nhất nhu cầu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động… Đặc biệt, hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm”, ông Hiểu nói.

Để làm được, ông Hiểu đề xuất sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu.

2

Đồng thời, tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách và triển khai có hiệu quả quy định về thu hút đầu tư trong và ngoài nước khắc phục tình trạng tập trung nhiều dự án đầu tư ở một địa phương, tạo sức ép hạ tầng và thiếu lao động cục bộ, gia tăng lao động di cư.

Đối với cơ cấu lao động chính thức và phi chính thức đang lệch pha, TS. Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan phù hợp với Bộ luật Lao động nhằm giảm tỷ lệ lao động phi chính thức. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động, phát triển các tổ chức tài chính và tài chính vi mô dành cho khu vực kinh tế phi chính thức.

Chia sẻ kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh muốn giữ được người lao động phải đặt họ trong sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khi thành phố bắt buộc giãn cách xã hội trong thời gian dài, việc làm giảm, mất thu nhập, nhưng việc chăm lo đời sống người lao động chu toàn đã giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động, sớm quay lại hoạt động sau đại dịch.

Việc quan tâm, chăm lo vật chất, đời sống tinh thần cho người lao động trong đại dịch đã giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này giúp giúp doanh nghiệp không đứt gãy nguồn lao động khi trở lại hoạt động trong tình hình mới.

Trong khi đó, bà Ingrid Christensen cho rằng sau đại địch, giải pháp rõ ràng và toàn diện để phục hồi xung quanh bốn trụ cột nền tảng là tăng trưởng kinh tế và việc làm bao trùm; bảo vệ tất cả người lao động; an sinh xã hội toàn cầu và đối thoại xã hội. Điều đáng mừng là Việt Nam đang đi đúng hướng là thực hiện cả bốn trụ cột trên cùng lúc.

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực hiện đại hóa luật pháp về lao động và việc làm, mở rộng phạm vi an sinh xã hội, nâng cấp thu thập dữ liệu thị trường lao động quốc gia, cải thiện cách tiếp cận chiến lược để phát triển kỹ năng và gần đây hơn là cải thiện luật pháp về lao động và việc làm để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động nhiều thay đổi của một nền kinh tế đang chuyển đổi.

Việc làm đi cùng các quyền cơ bản để làm việc và việc làm là một trong những phương tiện chính, thông qua đó, các cá nhân có thể được tích hợp vào xã hội và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Về vấn đề này, việc làm đầy đủ, hiệu quả và được lựa chọn tự do là một mục tiêu chiến lược thiết yếu hướng tới chương trình nghị sự 2030 và 2045 của Việt Nam.

Trước tác động tiêu cực của đại dịch, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, Bộ LD-TB&XH đã đề xuất và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường lao động, như:

Tập trung đảm bảo an sinh xã hội cơ bản cho người lao động; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng chuyển đổi số; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tuy nhiên những giải pháp trên mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thị trường lao động và còn rất nhiều vấn đề đặt ra.

 

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh