THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:17

Phát hiện 2 con mèo dương tính nCoV sau vụ chó cưng ở Hong Kong nhiễm virus

Khi rất nhiều quốc gia trên toàn cầu đang trong giai đoạn cách ly toàn xã hội, nhiều người phải ở trong nhà cùng với thú cưng như chó, mèo đang tự hỏi, liệu những người bạn lông xù của mình có thể gặp nguy hiểm hay không.

Tính đến thời điểm hiện tại, hai chú mèo cưng và một chú chó đã dương tính nCoV. Các chuyên gia cho rằng cả 3 con vật có khả năng nhiễm virus từ người chủ của mình.

Phát hiện thêm 2 con mèo dương tính nCoV sau vụ thú cưng ở Hong Kong nhiễm virus: Giới chuyên gia vẫn khẳng định "chắc nịch" điều này - Ảnh 1.

Hiện tại, nghiên cứu mới cho thấy, mèo có thể dễ bị nhiễm Covid-19 hơn và có khả năng lây sang cho những con mèo khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy thú cưng lây nhiễm sang cho con người. Đặc biệt, nghiên cứu trước đó cũng nhận định chó không có khả năng bị nhiễm bệnh Covid-19.

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra rằng, sau khi nghiên cứu một nhóm gồm 6 con mèo tiếp xúc với nCoV ở nồng độ cao, chúng dường như bị nhiễm bệnh, với bằng chứng là virus được tìm thấy ở đường hô hấp trên và phân. Nghiên cứu cho thấy, virus này cũng lây lan sang một con mèo trong một cái lồng gần đó, có khả năng thông qua các giọt bắn trong quá trình hô hấp.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một kết quả tương tự ở ở chồn sương, nhưng phát hiện ra virus không nhân lên thành công ở chó (hoặc lợn, gà hoặc vịt). Mặc dù hai trong số những con chó tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 đã cho kết quả dương tính với virus trong phân nhưng virus này không được tìm thấy trong các cơ quan nội tạng hoặc đường hô hấp.

Các chuyên gia cho biết thú cưng không có khả năng cũng như không có bằng chứng nào về việc virus có thể lây từ vật sang người

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) vẫn chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về động vật bị nhiễm bệnh. 

Hiệp hội Y khoa Thú y tại Mỹ tiếp tục nhấn mạnh rằng không có lý do gì để khẳng định thú cưng có thể truyền bệnh cho người. 

Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Tổ chức Thú y Thế giới đều tuyên bố kể từ ngày 2/4, không có trường hợp nào được báo cáo về việc thú cưng truyền virus SARS-CoV-2 sang cho con người. 

Trước đó vào tháng 3, WHO cũng khẳng định chắc nịnh "hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan virus SARS-CoV-2 sang cho con người".

Bác sĩ Will Sander, người đứng đầu chương trình thạc sĩ thú y trong chương trình cấp bằng y tế công cộng tại Đại học Illinois, trước đây đã nói với Business Insider rằng thú cưng không có khả năng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

"Tại thời điểm này, mọi người không cần quá lo lắng về việc virus SARS-CoV-2 gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Virus dường như thích nghi tốt với sự lây lan giữa người với người, không có khả năng lây lan mạnh sang chó hoặc mèo", ông khẳng định.

Phát hiện thêm 2 con mèo dương tính nCoV sau vụ thú cưng ở Hong Kong nhiễm virus: Giới chuyên gia vẫn khẳng định "chắc nịch" điều này - Ảnh 2.

Các chuyên gia cho biết thú cưng không có khả năng cũng như không có bằng chứng nào về việc virus có thể lây từ vật sang người.

Một trường hợp được báo cáo vào đầu tháng 3 là một chú chó phốc sóc thuộc giống Pomeranian thử nghiệm "dương tính yếu" với nCoV, được cách ly ở Hong Kong. Chú chó này thuộc sở hữu của bệnh nhân nhiễm Covid-19 được giới truyền thông đồng loạt đưa tin vào thời gian đó. 

Sau đó, Cục Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong đã báo cáo, SARS-CoV-2 được tìm thấy trong miệng và mũi nhưng con vật vẫn không có dấu hiệu mắc bệnh. Điều này có thể là do virus truyền từ chủ nhân của nó.

Điều này cũng có nghĩa là chó mèo không có khả năng mang virus đi lây truyền khắp nơi cũng như lây nhiễm sang cho con người. "Rủi ro lây nhiễm lớn nhất từ trước đến nay được chứng minh bằng thực tế vẫn là từ người sang người. Điều quan trọng là mỗi người cần có ý thức phòng tránh dịch được WHO cũng như CDC khuyến cáo thay vì ngồi lo lắng vật nuôi có thể truyền bệnh cho mình", chuyên gia khẳng định.

(Nguồn: WHO, CDC, Business Insider)     


HH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh