CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:17

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8 tới

Lùi sửa đổi Luật Đất đai

Sáng 22/5, trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo chương trình đã được quyết định, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và Nghị quyết về Chương trình năm 2021; đồng thời cho ý kiến đối với 07 dự án luật khác.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8 tới - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội lắng nghe chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại điểm cầu Nhà Quốc hội, được bố trí ngồi giãn cách phòng dịch Covid-19. Từ ngày 20- 29/5, Quốc hội họp trực tuyến (Ảnh: Hải Ninh)

Về điều chỉnh chương trình năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, báo cáo thẩm tra và ý kiến của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có liên quan, qua xem xét, cho ý kiến về nội dung các dự án trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội  đã quyết định đưa ra khỏi Chương trình đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung dự thảo Nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai vào Chương trình năm 2020.

Thay đổi phạm vi sửa đổi dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). 

Lùi thời gian trình Quốc hội dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021). 

Bổ sung vào Chương trình dự án Luật Cư trú (sửa đổi) và bổ sung 4 dự án trình Quốc hội cho ý kiến, và thông qua tại kỳ họp thứ 9 theo quy trình tại một kỳ họp 5 dự thảo Nghị quyết.

Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) trình UBTVQH vào tháng 8/2020

Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ 10 để cho ý kiến đối với 3 dự án luật. 

Đồng thời, cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp đối với 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội gồm: Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn và Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp quốc.

Như vậy, sau khi điều chỉnh dự kiến Chương trình năm 2020 thì tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật, 05 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật. 

Tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), trình Quốc hội thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 4 dự án luật. Trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 1 dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) dự kiến vào tháng 8 tới.

Về dự kiến Chương trình năm 2021, Chính phủ đề nghị đưa 8 dự án Luật vào Chương trình năm 2021. 

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết sẽ có 04 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 và theo nguyên tắc sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 11, bao gồm các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); (4) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.

Đáng chú ý, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không chuẩn bị kịp hoặc không bảo đảm chất lượng phải lùi, rút dự án, dự thảo ra khỏi chương trình để đồng thời có giải pháp kiên quyết xử lý, để tiến tới chấm dứt tình trạng này.

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh