Phần lồi camera trên smartphone - tốt hay xấu?
- Công nghệ mới
- 16:21 - 12/05/2016
Theo Business Insider, hình ảnh Moto X 2016 rò rỉ mới đây mang đến cho chúng ta cái nhìn về thiết kế của sản phẩm hàng đầu sắp tới của Motorola. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy chỗ lồi ra ở camera mặt sau.
Hiện tại, chiếc Galaxy S7 mà Samsung ra mắt mới đây đã giảm độ lồi của camera phía sau so với tiền nhiệm Galaxy S6 và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Motorola lại đi theo vết xe đổ mà Galaxy S6 đã gặp trước đây?
Camera smartphone hiện nay đang được cải thiện nhiều hơn, điều này đặt ra nhiều yêu cầu trong việc mở rộng độ lồi của phần ống kính camera. Cụ thể, hình ảnh chụp từ camera với cảm biến lớn hơn sẽ cho chất lượng tốt hơn so với hình ảnh chụp từ camera với cảm biến nhỏ. Thêm vào đó, độ rộng của các cảm biến lớn sẽ giúp ánh sáng tập trung tốt và phạm vi chụp rộng hơn. Khi kích thước cảm biến lớn hơn, yêu cầu ống kính phải lồi ra để phù hợp với hoạt động chụp ảnh.
Tương tự như vậy, ống kính lồi ra cũng sẽ mang đến cơ hội mở rộng khẩu độ rộng cho camera. Với những gì mà ống kính lồi mang lại, chất lượng bức ảnh và các chức năng khác sẽ được cải thiện một cách kinh ngạc.
Nhìn chung, camera trên smartphone mạnh mẽ hơn sẽ mang lại cho người sử dụng những lợi ích rất lớn. Nhu cầu lưu trữ hình ảnh trong cuộc sống của chúng ta hiện nay đang rất cao khiến người tiêu dùng cần một sản phẩm có khả năng ghi lại những khoảnh khắc một cách tốt nhất, độ chính xác cao nhất. Chính vì vậy, họ có thể sẵn sàng hy sinh vẻ đẹp sản phẩm để có một smartphone mang đến chất lượng ảnh chụp tốt nhất.
Liên quan đến ý kiến cho rằng, camera lồi sẽ khiến việc đặt máy trên bàn phẳng sẽ trở nên khó chịu hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhu cầu hiện nay của người dùng khi sử dụng smartphone là thường đi kèm với một vỏ bảo vệ, do đó vấn đề này không phải ảnh hưởng quá nhiều.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
10 tháng trước
Tin nên đọc