CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:24

"Vua đê cống" Việt Nam nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

Anh hùng Hoàng Đức Thảo (trái) cùng GS TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa Kỹ thuật Việt Nam tại Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2016 sáng 29/8

Khẳng định vị trí của công nghệ, trí tuệ "made in" Việt Nam

Chiều 29/8, Bộ KH&CN cho biết, có 9 công trình đặc biệt xuất sắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 7 công trình xuất sắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5.

Các công trình được Hội đồng cấp Nhà nước lựa chọn từ 100 công trình khoa học và công nghệ đề nghị xét tặng. Dự kiến, các giải thưởng trên sẽ được trao tặng vào ngày 17/9 tới.

Giải thưởng Hồ Chí Minh là một giải thưởng của Nhà nước tặng những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật. Đây được xem là giải thưởng danh giá nhất hiện nay tại Việt Nam.

Trong ngày 29/8, tại buổi lễ công bố “Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2016” với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đã giới thiệu 71 công trình sáng tạo khoa học công nghệ xuất sắc nhất năm 2016, trong đó có công trình “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ, sông hồ và đê biển” của Busadco.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, lần đầu tiên nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng nhà nước về KH&CN vào năm 1996. Trong những đợt đầu trao giải thưởng, các tác giả được vinh danh phần lớn là những nhà khoa học lão thành, đầu ngành đã có đóng góp lâu dài cho nền khoa học đất nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhân tố mới của của đợt xét tặng giải thưởng năm nay xuất hiện sự tham gia của các công trình của những nhà khoa học trẻ và công trình của các nhà khoa học trong khối doanh nghiệp.

Và một trong số đó đã được giải thưởng Hồ Chí Minh là cụm công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” của ông Hoàng Đức Thảo. Các công trình khoa học của ông Thảo và tập thể Busadco luôn mang tính đột phá, ứng dụng cao trong xây dựng hạ tầng đô thị, nước sạch môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới, khắc phục và chải thiện ô nhiễm môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ  "Vua đê cống" đến Giải thưởng Hồ Chí Minh

Trước đó, ngày 6 và 7/8, tại Hà Nội, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5 do Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch đã quyết định đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 9 công trình/cụm công trình và xét tặng Giải thưởng Nhà nước 7 công trình/cụm công trình. Đây là những công trình/cụm công trình đã được 19 Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước họp thẩm định trước đó. Tính đến hết ngày 22/7/2016, 19 Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước đã hoàn thành họp xét trên 100 công trình KH&CN thuộc các lĩnh vực do Hội đồng xét tặng Giải thưởng của 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 6 UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt 5.

Những công trình tham gia xét tặng Giải thưởng đã được Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp đánh giá, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tại Hội đồng cấp nhà nước, các công trình được Hội đồng đề nghị nhà nước tặng Giải thưởng phải được ít nhất 90% thành viên hội đồng cấp nhà nước bỏ phiếu đồng ý. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhận định, 19 Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước với 200 nhà khoa học đã làm việc nghiêm túc, tâm huyết, đánh giá khách quan các công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng. Các công trình được 19 Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước xét tặng và đề nghị xét tặng tiếp theo tại Hội đồng cấp Nhà nước gồm 61 công trình, trong đó có 17 công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 44 công trình xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN.

 Trong số 19 Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, có 4 Hội đồng trước khi họp phiên đánh giá, Hội đồng đã tiến hành khảo sát thực tế để đánh giá khách quan các công trình, trong đó có Cụm công trình: Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của Anh hùng lao động- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Busadco.

Điều đáng lưu ý, Cụm công trình Khoa học công nghệ "Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" của Tác giả Hoàng Đức Thảo đã chứng minh giá trị và thành quả Khoa học công nghệ được ứng dụng thiết thực vào đời sống kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam, các công trình đó đều nhằm phục vụ mục đích cao cả là “ vị nhân sinh” đã khẳng định vị trí của công nghệ Việt, trí tuệ Việt (made in Việt Nam) và giá thành ưu việt trên thị trường Khoa học công nghệ cạnh tranh quốc tế, đã xây dựng hình ảnh thương hiệu Khoa học công nghệ tiêu biểu của Việt Nam trên bản đồ Khoa học công nghệ quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy của Busadco

Được biết, Anh hùng lao động, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) đang  sở hữu 3 Kỷ lục Việt Nam gồm: “Người có nhiều công trình đoạt giải thưởng trong lĩnh vực sáng tạo KHCN nhất"; "Người Việt nam đầu tiên đoạt nhiều giải thưởng nhất của các tổ chức sáng tạo KHCN  trên thế giới"; "Người lãnh đạo doanh nghiệp KHCN đạt nhiều giải thưởng nhất của các  tổ chức sáng tạo KHCN trong nước và trên thế giới.

Chiều 29/8, khi biết công trình đặc biệt xuất sắc của mình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, chia sẻ về vinh dự này, ông Thảo nói: “Các sản phẩm khoa học của tôi mang tính ứng dụng cao, phục vụ cộng đồng, dân sinh kể cả người dân nghèo cũng được hưởng lợi”. Về nghiên cứu khoa học, ông Thảo bọc bạch: "Thành công của bản thân tôi nói riêng và của Busadco nói chung đã phải trả giá bằng mồ hôi và nước mắt. Từ các ý tưởng đến việc nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học và đưa các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng thực tiễn cũng như tìm đầu ra cho thị trường là một chặng đường khó khăn, gian khổ".

Mốc son mang tính bước ngoặt trong cuộc đời ông Thảo là tháng 9/2003, khi trở thành Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ( tiền thân của Busadco ngày nay). Từ bức xúc trước cảnh các công nhân phải dầm mình trong dòng nước cống ngầm độc hại, ông bắt tay ngay vào nghiên cứu và thử nghiệm đề tài khoa học: “Cụm tời máy nạo vét cống ngầm đô thị”. "Công trình này đã giúp tôi đoạt Giải ba giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2004. Đây là công trình khoa học đầu tay của tôi, là động lực giúp tôi thành công hơn ở những công trình khoa học tiếp theo"- ông Thảo chia sẻ.

Điều tâm huyết nhất của ông Thảo là Busadco đã xây dựng được thương hiệu. Sản phẩm công nghệ Busadco đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại 48/63 tỉnh, thành trong nước (có 14 tỉnh, thành ban hành chủ trương áp dụng công nghệ Busadco) và bước đầu xuất khẩu sang Malaixia và Lào.

Busadco hiện dẫn đầu ngành thoát nước đô thị của cả nước. Sứ mệnh và hoài bão của Busadco chính là cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường sống. "Trách nhiệm xã hội này đòi hỏi chúng tôi phải nâng cao hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh của chính mình"-ông Thảo khẳng định.

Tổng giám đốc Hoàng Đức Thảo (bên phải) nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

 

Sinh năm 1960, tại xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ông Thảo bắt đầu khởi nghiệp tại Công ty Xây dựng số 10 với công việc là thợ xây dựng bậc 3/7. Sau nhiều năm bôn ba trên những công trình xây dựng lớn ở khắp đất nước, ông dừng chân tại thành phố biển Vũng Tàu, được giao các nhiệm vụ Kế toán trưởng Công ty liên doanh. Xây lắp, Phó trưởng ban Quản lý Công trình Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng nhiều chức danh khác. Năm 2003, ông nhận chức vụ Tổng giám đốc Busadco.

Ông là tác giả của 50 Công trình khoa học, sáng tạo đã và đang được ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm KHCN của Busadco được nhiều tổ chức khoa học và tổ chức nghề nghiệp uy tín trong nước, quốc tế đánh giá cao, trao những phần thưởng cao quý.

- Đạt 7 giải thưởng sáng tạo khoa học Việt Nam (VIFOTEC) các năm 2004, 2005, 2007, 2008, 2009, 2011, 2013; Đạt giải nhì quốc gia cuộc thi sáng chế năm 2013; Đạt 4 giải WIPO của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới các năm, 2010, 2013(2 lần), 2014; Giải thành tựu đặc biệt do tổ chức Sáng tạo quốc tế SIIF trao tặng tháng 12 năm 2009 tại Hàn Quốc; Giải xuất sắc toàn cầu của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012; Huân chương Nhà phát minh cao quý Alfred Nobel do BTC Liên hoan Giải thưởng Nhà Sáng chế thế giới - Hàn Quốc năm 2014 cùng 13 Giải thưởng sáng tạo khoa học Quốc tế (trong đó có 12 giải vàng và 1 giải bạc) khác trao tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Srilanka, Việt Nam; Đạt 02 kỷ lục Việt Nam về khoa học và công nghệ; Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2011 (tác giả Hoàng Đức Thảo); Tác giả được Trường đại học Kỷ lục thế giới trao bằng Tiến sỹ danh dự; Busadco vinh dự được 2 lần bình chọn là một trong mười sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu vào các năm 2012 (đoạt giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á Thái Bình Dương và năm 2015 ( sản phẩm "cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển”

V. Bình

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh