THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:32

Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm và xin cho cấp dưới đã nhận lệnh của mình

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái liên quan quá trình góp vốn của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank khiến PVN mất trắng 800 tỉ đồng.
 
Theo kết luận điều tra, năm 2006, PVN được Chính phủ cho phép thành lập 1 ngân hàng cổ phần dầu khí. Trong đó, PVN nắm giữ 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục để thành lập Ngân hàng Hồng Việt, nhưng đến năm 2008, PVN chuyển sang phương án góp vốn mua cổ phần của Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng
Dù biết rõ tình hình tại Oceanbank hoạt động kém hiệu quả, cũng như các chỉ đạo của Chính phủ trong việc rà soát cân đối nguồn vốn, nhưng ông Đinh La Thăng đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và Ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định Oceanbank hay tính toán đến phương án khả thi khi góp vốn.
 
Ông Đinh La Thăng đã không thông qua HĐQT mà đã ký hợp đồng thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm, Chủ tịch Oceanbank khi đó, cũng không báo cáo với Thủ tướng theo quy định. Sau khi ký thỏa thuận, ông Đinh La Thăng tiếp tục có chủ trương, ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn vào Oceanbank cũng chưa có chỉ đạo của Thủ tướng. Việc làm của ông Đinh La Thăng là trái các quy định tại nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, đã gây thiệt hại 800 tỉ đồng cho PVN tại Oceanbank.
 
Mới đây, trên báo Tuổi trẻ có đưa tin, Theo các tài liệu xác minh tại PVN, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc PVN ký văn bản gửi HĐQT báo cáo kết quả đàm phán với Oceanbank và kèm theo báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng này, trong đó có nêu thực trạng là ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp… 
 
Tuy nhiên khi nhận được báo cáo trên, ông Đinh La Thăng, chủ tịch HĐQT đã không tổ chức họp HĐQT để có chỉ đạo đánh giá lại tình hình hoạt động, năng lực của Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi của việc góp vốn… mà cùng ngày ông Thăng và Hà Văn Thắm kỷ thỏa thuận số 6934 về việc tham gia góp vốn, cam kết PVN góp 20% vốn điều lệ tại Oceanbank. 
 
Đến ngày 22/9/2008 ông Thăng mới bút phê chỉ đạo "xin ý kiến các thành viên HĐQT" trên văn bản số 140B ngày 18-9-2008, tức là sau khi ông Thăng đã ký thỏa thuận hợp tác với Thắm.
 
Ông Thăng khai trước khi ký thỏa thuận với ông Thắm đã nhiều lần trao đổi với các ông bà trong HĐQT việc PVN tham gia góp vốn vào Occeanbank được thể hiện trên giấy xác nhận ngày 28/3/2017 được ông Thăng cung cấp để giải trình với CQĐT.
 
Tuy nhiên sau khi bị khởi tố điều tra, ông Thăng xin khai lại, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương vào làm việc tại PVN để có tài liệu xác nhận việc đã trao đổi thống nhất ý kiến trong HĐQT trước khi thỏa thuận tham gia góp vốn, lúc này ông Thăng đang là bí thư Thành ủy TP.HCM đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh, Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa nguyên thành viên HĐQT năm 2008 xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương góp vốn vào Oceanbank. 
 
Sau đó ông Thăng nhờ bà Bùi Thị Nguyệt, trước đây là Ban kiểm soát nay là trưởng ban tổ chức nhân sự PVN đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào giấy xác nhận.
 
Kết quả xác minh tại PVN và Văn phòng chính phủ cho thấy: tại phương án tăng vốn lần 2 khi chưa được thủ tướng phê duyệt thì ông Thăng đã đồng ý để PVN ra nghị quyết chấp thuận bổ sung tăng vốn 300 tỉ đồng. 
 
Trước khi ra nghị quyết không có bất cứ tài liệu nào thể hiện việc ông Thăng chỉ đạo khảo sát, đánh giá lại tình trạng hoạt động của Oceanbank, mục đích tăng vốn điều lệ, hiệu quả đầu tư lần góp vốn lần đầu…
 
Còn trên báo Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp – Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Huy Thiệp và cộng sự, là luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cho biết, “Tinh thần ông Thăng ổn định do xác định được vị trí của mình rất nhanh, thái độ xử sự là người có bản lĩnh. Với tư cách từng là người đứng đầu, ông Thăng nhận trách nhiệm, sai thì nhận là sai và xin cho anh em nhận lệnh của mình mà cũng sai theo”.
 
Theo quan điểm của luật sư Thiệp thì ông Thăng bị xem xét, xử lý về những việc làm thời gian trước, và nó có tính bối cảnh, tính lịch sử. Đến thời điểm hiện tại, ông Thăng đã làm được rất nhiều việc đáng được ghi nhận. Nói về tình người, về lợi ích chung, luật sư Thiệp rất tiếc cho một người như thế.
 
Luật sư Thiệp cho rằng, tất cả sự thật sẽ được phơi bày ở phiên tòa, muốn đánh giá vụ án này thế nào thì nên theo diễn biến phiên tòa. Vì sự bình đẳng, luật sư Thiệp cho rằng thời điểm này dư luận nên tạm dừng sự phán xét tại đây.
 
Quá trình gặp thân chủ của mình là bị can Đinh La Thăng, luật sư Thiệp cho biết ông Thăng chỉ yêu cầu luật sư làm đúng theo quy định của pháp luật. Và theo luật sư Thiệp thì yêu cầu rất hợp pháp, rất đúng mực.
 
Cũng theo thông tin luật sư Thiệp cung cấp, phiên tòa dự kiến sẽ được đưa ra xét xử trước Tết âm lịch.

THÀNH NAM (Tổng Hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh