Ổn đinh sản xuất, đời sống cho đồng bào dân tộc Mông
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 13:20 - 04/06/2015
.
Theo đó, đối tượng của đề án là đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống tại các bản Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn thủy) và bản Ché Lầu (xã Na Mèo). Các bản này hiện có 164 hộ với 925 nhân khẩu, cư trú dọc biên giới với nước CHDCND Lào, với chiều dài biên giới 12km. Địa bàn cư trú là rừng đầu nguồn, các khe suối, khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh.
Đề án sẽ giúp đồng bào dân tộc Mông ở xứ Thanh nâng cao đời sống (ảnh minh họa)
UBND tỉnh yêu cầu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các bản đồng bào dân tộc Mông, huyện Quan Sơn; phát triển kinh tế, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tính thần, nâng cao mặt bằng dân trí cho đồng bào; bố trí ổn định dân cư gắn với quy hoạch phát triển sản xuất, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ tự cung, tự cấp và khép kín của đồng bào Mông; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; chấm dứt tình trạng di cư tự do, thực hiện định canh định cư vững chắc vào năm 2020, trên cơ sở phát triển nghề rừng, phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản phát huy lợi thế của vùng, góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo bền vững, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, nhất là an ninh biên giới, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Mục tiêu đến năm 2020 , bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư tại 36 hộ, đảm bảo 100% số hộ người Mông của huyện Quan Sơn định canh, định cư bền vững; quy hoạch, bố trí đủ diện tích đất sản xuất lương thực tại chỗ với mức bình quân mỗi hộ từ 0,8 ha trở lên, đạt mức thóc bình quân 500kg/người/năm, thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người/năm; phát triển chăn nuôi gia trại, phấn đấu đàn trâu 364 con, đàn bò 546 con, đàn lợn 1.820 con, đàn gia cầm 7.280 con; đảm bảo đủ phòng học kiên cố, 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường học; tỷ lệ số người mắc bệnh xã hội xuống dưới 7%, 80% đồng bào được xem truyền hình, 100% được nghe đài phát thanh…; cơ bản hoàn thành việc xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu cho các bản người Mông, 100% số bản người Mông có đường cho xe cơ giới đến trung tâm bản.