THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:28

Ở tuổi thất thập cổ lai hy “71 tuổi” vẫn nuôi hai cháu nhỏ mồ côi

Sau khi ly hôn, bố mất, mẹ bỏ đi, cuộc sống của hai anh em Tâm hoàn toàn phụ thuộc vào bà nội 71 tuổi.

Hậu quả sau ly hôn

Hai anh em Nguyễn Đình Đại (14 tuổi) và Nguyễn Đình Tâm (12 tuổi) thôn 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An không có tuổi thơ, chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh vì hạnh phúc gia đình tan vỡ. Năm Đại 4 tuổi, Tâm lên 2, buồn chán vì bố hay rượu chè, say xỉn, người mẹ bỏ lại hai con rồi đi biệt tích. Hai năm sau chị quay về và quyết định ly hôn với chồng.

Cha mẹ ly hôn, Đại được tòa chia ở với bố, Tâm theo mẹ về nhà ngoại. Mang tiếng sống với mẹ nhưng sau khi ly hôn, người mẹ gửi Tâm cho ông bà ngoại nuôi dưỡng rồi tiếp tục đi làm ăn xa, cả năm mới về một lần. Nhà nội và ngoại ngay trong thôn nên hàng ngày, Tâm đi lại rồi ở hẳn bên bà nội cùng bố và anh trai.

Hơn một tháng trước, anh Nguyễn Đình Lượng (bố của Tâm) qua đời sau gần một năm chống chọi với căn bệnh xơ gan. Anh em Tâm thành trẻ mồ côi, sống dựa vào người bà nội già yếu.

Cánh cổng trường mở “chỉ có trong mơ”

Trước đây, khi còn sức khỏe, bà nội hai cháu bươn chải làm thuê, cuốc mướn, đủ nghề. Cuộc sống thiếu thốn khiến cho sức khỏe suy kiệt cộng với căn bệnh phong tê thấp, cứ trái gió giở trời toàn thân đau mỏi nên bà không thể làm gì được. Nhìn hai đứa trẻ đang tuổi ăn học như chúng bạn. Nhưng phải ở nhà trông bà và đi kiếm sống, nước mắt bà cứ chảy trên gờ má.

   

                                  Bà Loan lo lắng khi già yếu sẽ không có ai chăm sóc cho hai cháu nhỏ.

Bà giãi bầy, chồng tôi qua đời chưa đầy một năm thì con trai tôi mất, để lại hai đứa cháu nội cùng khoản nợ hàng chục triệu đồng vay mượn trước đó chữa bệnh cho chồng, cho con. "Nay sức khỏe già yếu, ngày ngày phải chạy ăn từng bữa, không biết có cáng đáng nổi để lo cho các cháu tiếp tục ăn học được nữa hay không! thắp nén tâm nhang lên bàn thờ", bà Loan không cầm nổi nước mắt thều thào nói.

Hết hè năm nay, Đại sẽ lên lớp 9, Tâm lên lớp 7. Cũng vì thiếu thốn ăn không đủ lo, nên đang ở tuổi dậy thì, hai đứa thấp bé hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thiếu vắng tình thương của mẹ lẫn cha nhưng anh em Tâm được tiếng rất ngoan ngoãn và ham học.

Để vật lộn với cuộc sống mưu sinh qua ngày, bà Loan cùng hai cháu buổi sáng lang thang khắp các ngõ trong làng để lượm nhặt ve chai, phế liệu, chiều muộn lại tranh thủ ra đồng mò cua, bắt ốc, sẩm tối mới về lo toan bữa tối. Bình quân mỗi ngày may mắn lắm cũng kiếm vài chục nghìn đồng, đủ để 3 bà cháu trang trải cuộc sống qua ngày.

Nhắc đến người mẹ của hai đứa cháu nội bất hạnh, bà Loan cho biết, mang tiếng ở với mẹ nhưng chừng ấy năm Tâm ở với bà cùng bố và em trai. Năm hết Tết đến người mẹ mới về nhà thăm con một lần rồi vội vã khăn gói ra đi. Bà Loan cũng chưa bao giờ nhận được một đồng nào của mẹ hai đứa trẻ để lo cho các cháu ăn học.

Bên ngoại của các cháu. Mặc dù rất thương cháu nhưng kinh tế cũng khó khăn, thỉnh thoảng có đám giỗ, đám cưới trong họ hoặc có miếng gì ngon thì gọi hai đứa cháu sang ăn cùng.

Căn nhà nhỏ bị dột nát, thấm nước mỗi khi có mưa lớn là nơi trú ngụ của bà Loan và hai cháu nhỏ.

 “Căn nhà của 3 bà cháu tôi đang trú ngụ, từ khi xây cho đến nay chưa một lần sửa sang, mái ngói đã mục nát, mưa thì dột nắng thì bụi lên cũng phải cam chịu. Những ngày mưa to gió lớn, bà cháu tôi lại cùng nhau đi ở nhờ nhà hàng xóm. Giờ ở cái tuổi sức cùng lực kiệt, ốm đau triền miên. Điều tôi lo lắng nhất là hai đứa cháu. Chúng mồ côi cả bố lẫn mẹ, tương lai mù mịt. Chẳng may tôi nằm xuống thì chúng sống ra sao?”, bà Loan thở dài!.

Chia tay bà Loan, chúng tôi ra về trong lòng đầy rẫy những băn khoăn, nao nao lòng, muốn làm điều gì đó, qua bài viết này gửi thông điệp tới các bậc làm cha, làm mẹ trước khi ly hôn hãy nghĩ đến hậu quả của nó. Đằng sau là những ánh mắt trẻ thơ, chỉ gặp mẹ ở trong mơ.

Đức Long

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh