THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:10

Ở công ty 7 năm, bị sa thải chỉ mất 7 phút

Tôi luôn rất nhớ một câu nói như này: "Đời người, là ngàn ải khó qua, ngàn ải qua."

Tuần trước tôi có hẹn một người bạn đi uống cà phê ở cửa hàng ở tầng dưới của công ty, nhìn dòng người qua lại, tôi phát hiện ra một hiện tượng phổ biến.

Bên trong những tòa nhà cao tầng ngập tràn sự hiện đại và thời thượng này, người ra người vào, về cơ bản đều là những thanh niên trẻ trung và tràn đầy sức sống của độ tuổi ngoài đôi mươi.

Nhóm người ngoài 30 không thấy nhiều, ngoài 40 lại càng ít hơn.

Không chỉ riêng tòa nhà của chúng tôi, mà bên trong rất nhiều những tòa nhà văn phòng khác, cũng đều như vậy.

Cơ cấu các công ty hiện đại giống như một cái máy hút máu khổng lồ vậy, và người nuôi dưỡng cái máy này lại chính là thế hệ những thanh niên nhiệt huyết.

Những người trên 35 tuổi, đã đi đâu hết cả rồi?

Tuổi "rút lui", quy tắc ngầm nơi làm việc

Giai đoạn vừa rồi, thu nhập của nhiều công ty bị giảm mạnh, làn sóng cắt giảm nhân viên bắt đầu xuất hiện, và những nhân viên trên 35 tuổi chính là nhóm người đầu tiên mà các công ty lựa chọn cho nghỉ việc.

Người đồng nghiệp cũ L. vừa trải qua sinh nhật lần thứ 36 thì nhận được email về việc bị sa thải.

Trước khi bị "nghỉ hưu", L. là một quản lý trung tầng, công việc thuần thục, hàng ngày cũng xem như là khá nhàn rỗi.

Một năm trước cô vừa ly hôn với chồng, một mình nuôi đứa con trai 6 tuổi, và một căn hộ nhỏ đang được trả góp, cuộc sống bỗng nhiên lâm vào cảnh túng quẫn.

L. ở công ty làm việc tới nay đã được 7 năm, từ khi biết danh sách bị cho nghỉ cho tới khi rời công ty, mọi việc chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 7 phút.

Cô vừa buồn vừa tủi thân, nghĩ thế nào cũng không thông: Giai đoạn thăng hoa, nhiệt huyết nhất đều đã cống hiến cho công ty, cũng chưa từng phạm phải lỗi lầm gì quá lớn, dựa vào đâu mà tuổi tác chỉ lớn hơn một chút là liền bị cho nghỉ việc?

36 tuổi, lại phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu.

Vì sao có nhiều công ty không cần những người trên 35 tuổi?

Nguyên nhân rất thực tế:

Đãi ngộ cho người trẻ ít hơn, người trẻ không có con cái hay bận tâm về gia đình, lại có sức khỏe, thể lực, có thể tăng ca hay thức đêm.

Nếu trước 35 tuổi, bạn không thể tạo ra được cho mình giá trị để không thể bị thay thế ở công ty, vậy thì bạn chính là mục tiêu bị sa thải đầu tiên nếu chẳng may công ty có khó khăn hay cải cách.

Sa thải theo tuổi tác, sớm đã là một quy tắc ngầm nơi làm việc.

Phương thức sống năm 20 tuổi, quyết định phương thức mở ra cuộc đời năm 30 tuổi

Có người từng hỏi rằng: công việc lý tưởng của thế hệ 8X là gì?

Đáp án nhận được nhiều lượt like nhất là công viên chức, tiếp theo là giáo viên.

Theo đuổi sự ổn định, là kì vọng lớn nhất của rất nhiều thế hệ 8X.

Họ trong vô thức đã học được thói quen trói mình trong vùng an toàn.

Thời gian dần trôi, họ bắt đầu giống những thế hệ trước, một công việc làm tới khi nghỉ hưu thì thôi, lại càng không thể giống người trẻ, không thích thì nghỉ đổi việc mới.

Dù rằng đề bài mà thời đại đem tới cho mỗi một thế hệ là không giống nhau, nhưng tôn chỉ cốt lõi của nó vẫn luôn là:

Sự lười biếng mà bạn tham lam khi còn trẻ, cuối cùng cũng sẽ được đền đáp bằng sự vất vả và tàn nhẫn của cuộc sống sau này.

Một nhân viên làm về HR nói rằng, những người thường được "ưu tiên" trong danh sách cho nghỉ việc sớm thường là những người có 3 đặc điểm dưới đây: ngừng học hỏi, dù là tốt nghiệp trường danh tiếng thì cũng sẽ vẫn bị đuổi; thiếu kế hoạch nghề nghiệp, làm việc kiểu để cho qua ngày, cuối tháng nhận lượng; cuối cùng là không có "món nghề cứng" nào cho mình, có thể là cái gì cũng biết, nhưng biết một cách mơ hồ.

Thích ứng với sự thay đổi, mới là thường thái

Có người từng nói: "Thời đại khi đã bỏ rơi bạn, đến câu tạm biệt cũng sẽ không nói với bạn."

Trên thế gian này, thứ duy nhất không thay đổi chính là sự đổi thay.

MC L., là một người dẫn chương trình có tiếng, công việc vừa ổn định vừa mát mặt, nhưng ở độ tuổi trung niên, cô lại lựa chọn nói lời tạm biệt với vùng an toàn của mình để ra ngoài khởi nghiệp.

Có người hỏi vì sao lại làm vậy, cô nói:

"Ban đầu mới đi làm, có rất nhiều người nói với tôi: "Tôi thích chương trình cô dẫn lắm, tôi thích cô lắm!"

Nhưng sau rất nhiều năm, có người nói với tôi: "Mẹ tôi thích cô nhiều lắm!"

Sau này lại có người nói với tôi: "Bà tôi thích cô nhiều lắm!"

Là một MC, cô sợ rằng nếu mình cứ như vậy, e là sẽ không còn có nhiều người thích xem chương trình của nữa, cô cũng rất lo lắng vì điều này.

Nghĩ tới nghĩ lui, cô quyết định rời đài truyền hình, bắt đầu lại ở một lĩnh vực mới.

Đôi khi, chủ động thay đổi sẽ giúp bạn nắm được nhiều quyền chủ động hơn so với việc cứ bị động chấp nhận mọi thứ.

Hồi đầu năm, có đọc được tin tức như này:

Vì bệnh dịch, rất nhiều cửa hàng bán lẻ không thể mở cửa, làn sóng nguy cơ này xảy tới với cả ngành giáo dục. Có một trường mầm non nọ, vì không có học sinh tới học nên thu nhập bằng 0.

Hiệu trưởng của trường đã dẫn dắt mọi người thay đổi tư tưởng, lúc trường vẫn chưa mở cửa lại, họ bán đồ nướng, kết quả là công việc bán đồ nướng lại rất đắt hàng, giúp họ vượt qua được thời kì khó khăn.

Charles Robert Darwin nói:

"Những loài sống sót không phải là loài mạnh nhất, cũng không phải là loài thông minh nhất, mà là những loài dễ thích nghi nhất với sự thay đổi nhất."

Đừng sợ thay đổi, trong mỗi một nguy cơ đều ẩn chứa cơ hội.

Những người thản nhiên, linh hoạt tiếp nhận sự thay đổi của thế giới, mới có thể sống sót qua biến động, đồng thời sống ngày một tốt hơn.

Sau 35 tuổi, hãy sống theo tiêu chuẩn của mình

Một diễn viên 48 tuổi trong lần phỏng vấn, khi được MC hỏi, cô có lo âu về vấn đề tuổi tác như nhiều người?

Cô trả lời như này:

"Ui chà, gọi tôi là bà cô cũng được."

Khi nào thì cô tức giận:

"Người từng kính nể bạn, giờ lại làm ngơ như không quen biết bạn."

Cô nghĩ sao khi mọi người nói cô tới tuổi về hưu được rồi, cô nói:

"Họ nói bạn như vậy, không có nghĩa là giá trị của bạn thấp hơn ngày trước."

Cô không có sự lo âu về tuổi tác, cô có một tiêu chuẩn đánh giá riêng, không bị người khác tác động của mình.

Khi trong lòng bạn không có một tiêu chuẩn riêng của mình, bạn sẽ dùng tiêu chuẩn của người khác để đánh giá về cuộc đời mình, mà như vậy, thì bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ có được sự hài lòng.

Sau 35 tuổi, hãy học cách hòa giải với chính mình, không cưỡng cầu mình phải sống trong miệng lưỡi, trong ánh nhìn của người khác, học cách gật đầu với giá trị của bản thân.

Mỗi người đều có một khu vực thời gian riêng, quan trọng là bạn phải hiểu mình nên làm gì, rồi không ngừng nỗ lực để gặt hái quả ngọt thuộc về mình.

Khi bạn quan tâm chính mình trước tiên, khi bạn bắt đầu công nhận chính mình, đi trên con đường của chính mình, không bị ngoại vật tác động, vậy thì cái gọi là nguy cơ, khủng hoảng tự nhiên sẽ bị phá vỡ, tự giác sụp đổ, không còn quấn lấy bạn nữa.

Hân Vũ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh