THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:47

Nước Pháp không phải là nước Pháp nếu không có người Do Thái

(Ảnh: Jeff J Mitchell/ Getty Images)

Theo những gì mà Cherif Kouachi khai trong phiên tòa năm 2008, một thời gian dài trước khi cùng người em Said Kouachi của mình thực hiện cuộc tấn công tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo vào thứ Tư tuần trước để giết các nhà báo và họa sĩ tranh biếm họa trong buổi họp biên tập hàng tuần của tạp chí này, hắn ta  đã muốn thực hiện một điều ước mà hắn luôn mơ tưởng đó là “đốt giáo đường của người Do Thái, phá hoại các cửa hàng của người Do Thái ở Paris” và “khủng bố người Do Thái”.

Chúng ta đều biết ý đồ đó của Cherif Kouachi đã được thực hiện bởi Amedy Coulibaly, tay súng đã bắt giữ các con tin trong một siêu thị Do Thái ở Paris vào thứ Năm và giết bốn con tin là: Yoav Hattab, Yohan Cohen, Philippe Braham và Francois Michel Saad chỉ vì một lý do duy nhất: Họ là người Do Thái.

Vào năm 2012, một người Pháp theo Đạo Hồi tên là Mohammed Merah đã sát hại ba sinh viên và một giáo viên tại trường học của người Do Thái ở Toulouse. Vào tháng Năm, Mehdi Nemmouche – một người Syria đã cải đạo và trở thành người Pháp nhưng hắn đã giết chết bốn người trong một vụ tấn công bảo tàng Do Thái ở Brussels.

Chủ nghĩa bài Do Thái thể hiện rõ trong sự căm thù và chống đối của người Ả Rập vào mùa hè vừa qua khi các giáo đường và cửa hàng của người Do Thái bị tấn công ở trong và ngoài Thủ đô Paris ngay sau khi Israel tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Dải Gaza. Cuộc sống của người Do Thái bị phá hoại đã gợi lại những hình ảnh đau thương mà họ đã phải chịu đựng bởi nạn bài Do Thái ở châu Âu trong quá khứ, bao gồm cả tấn công bạo lực những thương nhân Do Thái ở Kristallnacht. Nổi tiếng nhất là đêm ngày 9/11/1938 với sự kiện tàn sát người Do Thái dưới thời Đức quốc xã Hitler để chống lại những người Do Thái ngày càng đông ở Đức và Áo. Ở Pháp, 75 nghìn người Do Thái đã bị trục xuất ra khỏi các trại tập trung của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Không còn nghi ngờ gì nữa khi cảm giác mất an toàn và bị cô lập sẽ xuất hiện trở lại, và đó là vì sao những người Do Thái ở Pháp đang tự hỏi mình rằng liệu họ có thể có ngày mai ở Pháp không khi số người Do Thái ở châu Âu ngày càng lớn. Nhiều người đã rời khỏi Israel – gần 7000 người vào năm ngoái – và Tổng thống Israel Benjamin Netanyahu, người đã tham dự vào buổi diễu hành ở Paris vào Chủ nhật đã thúc giục nhiều người Do Thái ở Pháp làm vậy khi ông nói: “Israel là nhà của các bạn”.

Cuộc di cư của người Do Thái cũng vừa khớp với thời điểm của vụ tấn công tuần qua. Các nhóm khủng bố đã hi vọng sẽ tiêu diệt được người Do Thái và các nhà họa sĩ vẽ tranh biếm họa – những kẻ đã dám phác họa lại nhà Tiên tri Muhammad sẽ phải chịu đựng nỗi sợ hãi. Từ khi xảy ra vụ tấn công tuần vừa qua, có hơn 50 sự kiện chống đối lại những người Hồi giáo trên khắp nước Pháp, bao gồm 21 vụ bao vây các nhà thờ Hồi giáo và các tòa nhà khác của người Hồi. Do đó, không riêng gì người Do Thái mà những người theo Đạo Hồi ở Pháp cũng sợ hãi.

Thủ tướng Manuel Valls hứa rằng tất cả công dân Pháp có thể trông cậy vào sự bảo vệ của chính phủ ở các nơi tổ chức nghi lễ thờ phụng. Thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tuyên bố rằng 10.000 quân đội sẽ được triển khai để bảo vệ “những vị trí nhạy cảm” trên khắp nước Pháp. Thêm vào đó, 4.700 cảnh sát sẽ bảo vệ các trường học và giáo đường của người Do Thái.

Đây là hành động hoàn toàn thích hợp để chứng minh cho lời tuyên bố của Thủ tướng Valls vào Chủ nhật vừa qua: “Nước Pháp sẽ không còn là nước Pháp nếu không có người Do Thái”. Claude Lanzmann, một nhà làm phim nổi tiếng của Pháp được biết đến với bộ phim tài liệu có sức ảnh hưởng lớn “Shoah” vào năm 1985 đã diễn giải ý của Thủ tướng Valls trong bài luận Le Monde của mình vào thứ Hai như sau: “Đừng để chúng ta làm được chiến thắng này (giết hại người Do Thái) cho Hitler”.

Thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande đã tuyên thệ trong buổi lễ tưởng niệm ba cảnh sát thiệt mạng trong vụ tấn công tuần qua, ông nói rằng: “Những người Pháp vĩ đại và tốt đẹp sẽ không bao giờ bị suy sụp, không bao giờ đầu hàng, không bao giờ khuất phục” trong cuộc đối đầu với khủng bố.

Đó cũng là thông điệp được gần 4 triệu người trung thành, tin tưởng của nước Pháp phát đi trong buổi diễu hành trên các nẻo đường của thành phố Paris vào Chủ nhật. Nhiều người đã giơ cao tấm áp phích ghi dòng chữ “Je suis Charlie” – “Tôi là Charlie” nhưng bên cạnh đó vẫn có những thông điệp thể hiện tình đoàn kết: “Je suis Juif” – “Tôi là người Do Thái”. 

Hồng Đinh Minh (theo France Without Jews Is Not France)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh