CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:11

Những yếu tố cần quan tâm khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

Tại Quyết định này, Bộ Y tế bổ sung Bảng kiểm trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đối với trẻ em được ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

Theo đó, ở phần sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  đối với trẻ em gồm có các công việc như đo thân nhiệt, nhịp tim.

Có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm: tiền sử phản vệ với vaccine phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng COVID-19; Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…); các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay là khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chống chỉ định tiêm vaccine cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng COVID-19.

Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

Thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).

Tiêm vaccine cho trẻ không gây ra biến đổi gen hay ảnh  hưởng lâu dài về sinh sản

Tiêm vaccine cho trẻ không gây ra biến đổi gen hay ảnh hưởng lâu dài về sinh sản

Vacccine tiêm cho trẻ không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản

Ngay sau khi ban hành hướng dẫn mới, Bộ Y tế tổ chức tập huấn trực tuyến hướng dẫn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.

Với trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học Cơ sở từ lớp 9, 8, 7.

Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các cháu. Vaccine sử dụng tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi là vaccine Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ; đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh.

Tại buổi tập huấn, trả lời câu hỏi "liệu tiêm vaccine phòng COVID-19 có gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của trẻ hay không",  Tiến sỹ Dương Thị Hồng khẳng định,  vaccine sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vaccine Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) rồi bệnh ung thư... như các phụ huynh đang lo lắng. "Cho đến hiện nay, chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vaccine của hai nhà sản xuất này với sức khỏe."

Liên quan đến việc cung ứng vaccine, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Thị Hồng cho biết hiện nay việc cung ứng vaccine đỡ căng thẳng hơn giai đoạn đầu. "Chúng tôi mong muốn các nhà cung ứng vaccine đúng hợp đồng, theo lịch. Với tiến độ cung ứng và tiêm vaccine như hiện nay, chúng tôi hy vọng có thể hoàn thành được mục tiêu bao phủ vaccine cho hầu hết người dân Việt Nam trong năm nay. Nếu vaccine được cung cứng đủ trong tháng 12 và đầu năm 2022 chúng ta sẽ sớm bao phủ được vaccine cho người lớn và cho trẻ," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Thị Hồng cho biết.

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia của Bệnh Viện Nhi Trung ương đã tập huấn cho cán bộ y tế tại các điểm cầu về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ theo quy định của Bộ Y tế.

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em huy động sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, đảm bảo mỗi trẻ được tiêm vaccine được quản lý, theo dõi trong điều kiện an toàn nhất. Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Trước đó, tại Hội thảo tuyên truyền nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng 29/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao.

Hiện mới có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ có một loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em là Pfizer.

DUY ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh