THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:26

Những việc không nên làm sau khi uống rượu bia

 

 

Uống cà phê, trà, nước có ga
Các chuyên gia giải thích, sau khi uống rượu cơ thể sẽ bị mất nước. Do vậy không uống nhiều cà phê, không uống trà vì làm tim quá hưng phấn, không có lợi cho thận vốn đang vất vả đào thải cồn từ bia rượu.

Và cũng không nên uống nước có ga vì làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Uống thuốc
Rượu thường gây ra phản ứng hóa học với các loại thuốc, sinh chất độc hại. Đặc biệt nếu uống thuốc hạ sốt, thành phần trong thuốc sản sinh ra các chất độc hại có thể gây viêm gan hoặc tổn thương vĩnh viễn tại gan.

 Tắm

Sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu.

 

Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.
Đắp chăn điện khi ngủ
Khi uống rượu quá mức, cơ thể rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, có thể gây ớn lạnh.

Lúc này cơ thể cần được ấm áp song không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

 Ăn nhiều nạp xưởng và chân giò hun khói (giăm bông)

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như: lạp xưởng và chân giò hun khói... cũng có tác dụng nhất định trong việc giải rượu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại có tác dụng ngược lại. Bởi tại thời điểm này, dinh dưỡng của những thực phẩm đó không thể hấp thụ. Đặc biệt, các chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như quá trình "giã rượu".

 

Lời khuyên: Chỉ ăn lượng nhỏ những thực phẩm béo nêu trên nếu thấy đói bụng. Tốt nhất nên ăn trứng luộc, trứng muối, hay uống chút trà đặc. Homocysteine trong trứng phát huy tác dụng hiệu quả trong việc phân giải nồng độ cồn (C2H5OH) trong rượu.

Ăn đồ chiên, quay, rán

Những thực phẩm loại này thường khiến bạn nhất thời cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, chỉ cần vài giờ sau sẽ có thể là cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu. Bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.
Lời khuyên: Nên ăn chút bánh bao hay các loại bánh ít đường, ít muối có thể cải thiện lượng đường trong máu, làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.
Ngoài ra nên ăn 1 vài quả chuối sau khi uống rượu để bổ sung lượng kali (K) kịp thời.

Sau khi uống bia rượu, không dùng cà phê và trà.

 Vận động mạnh

Sau khi uống rượu, lượng nước trong cơ thể mất đi càng nhanh và nhiều, bởi nó được huy động để điều hòa thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể do chất cồn sinh nhiệt. Lúc này mà vận động mạnh hay chơi thể thao càng làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể.
Lời khuyên: Tốt nhất nên nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa vì có thể dẫn tới cảm đột ngột.

 Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Sau khi uống rượu, nếu thấy đói nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, ít béo để lót dạ. Tuy nhiên không nên đi ngủ ngay sau khi ăn xong, bởi chất cồn sẽ ngấm dần vào thức ăn trong dạ dày gây tiêu hóa kém hay đầy bụng, khó chịu.
Lời khuyên: Trước khi đi ngủ uống chút nước lọc giúp nhanh tỉnh rượu, tránh hiện tượng cháy khát cổ, hay cảm giác khó chịu sau khi tỉnh giấc.

 

Những bệnh cần kiêng bia rượu

Bệnh tim mạch: Tuy người bị bệnh tim không phải kiêng cữ bia rượu tuyệt đối, nhưng cần uống có chừng mực và luôn xin lời khuyên của bác sĩ.

Nhưng nếu bạn mắc bệnh cơ tim do rượu, thì bạn phải kiêng rượu bia hoàn toàn.

Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thức uống có cồn rất dễ bị hạ đường huyết. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc đang chích Insulin nếu dùng bia rất dễ gây phản ứng phụ.

Người mắc bệnh tiểu đường có đi kèm bệnh gan, bệnh gút, bệnh mắt, bệnh thận, bệnh tim tuyệt đối không dùng rượu, bia.

Bị kết sỏi ở niệu đạo: Trong quy trình sản xuất bia, quá trình lên men mạch nha làm xuất hiện nhiều chất tạo sỏi, do đó nếu uống bia càng thúc đẩy quá trình tạo sỏi đường tiết niệu vì vậy những người đang bị kết sỏi ở niệu đạo không nên uống bia.

Viêm dạ dày mãn tính: Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến ta có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.

Bị loét dạ dày và tá tràng: Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.

CÙ HÒA (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh