Những việc cha mẹ tuyệt đối không được làm khi phải bồi dưỡng nhân cách cho con
- Y học 360
- 18:56 - 12/05/2020
Cha mẹ nuông chiều thái quá...
Trong xã hội ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ vì chiều chuộng con cái thái quá mà vô tình nuôi dưỡng con thành những kẻ vô tâm vô ơn.
Hiện nay, đa phần các gia đình đều ít con, vậy nên con trẻ trở thành tiểu hoàng đế, tiểu công chúa trong nhà, "ngậm trong miệng rồi còn sợ rơi mất, bế trên tay vẫn sợ con ngã đau", mọi chuyện lớn nhỏ đều một tay ôm trọn, thay con làm.
Có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay như thế này:
Buổi sáng mới tỉnh giấc, cha mẹ giúp con mặc quần áo, đánh răng rửa mặt. Khi ăn cơm, bát đũa, đồ ăn đều đặt sẵn trước mặt trẻ.
Đi học hay tan học, cha mẹ đều tự mình đưa đón, lại giúp con khoác cặp. Khi làm bài tập, cha mẹ ngồi kế bên, không ngừng chỉ bài, không cho con làm bất cứ việc nhà nào, cũng chẳng cần con nói một lời cảm ơn.
Hậu quả là rất nhiều đứa trẻ không biết cảm thông nỗi vất vả của cha mẹ, thậm chí còn chê bai cha mẹ không tiền, không quyền và địa vị thấp.
... sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ vô ơn
Hàng xóm nhà tôi là một cặp vợ chồng già, con trai nhà họ sau khi tốt nghiệp trung học, cả ngày rảnh tay, nhàn rỗi, chỉ nằm nhà chơi game.
Cho dù tìm được việc làm, anh ta cũng làm không bao lâu rồi nghỉ việc, lúc thì chê vất vả, khi lại kêu ít tiền. Kết quả, chẳng làm nên trò trống gì, ở nhà ăn bám cha mẹ.
Nghe nói, cặp vợ chồng này khi còn trẻ, săn sóc con cái mọi bề, không nỡ để con chịu khổ, chỉ cho con chuyên tâm học hành. Con cần gì, họ đều đáp ứng cái đó.
Nếu mua không nổi, cặp vợ chồng già cho dù phải nửa đêm bày bán lề đường kiếm tiền, họ cũng phải mua cho con bằng được.
Ảnh minh họa.
Kết quả, cậu con trai không hề để tâm tới chuyện học hành. Lúc đi học thì chìm đắm vào game, còn đánh nhau với bạn học, thành tích học tập rất kém.
Đến giờ, hai vợ chồng tuổi đã cao, không còn kiếm được tiền, con trai lại động chút là uy hiếp cha mẹ già, nếu không cho tiền sẽ không lo liệu hậu sự cho họ.
Thật đáng thương! Những bậc làm cha mẹ can tâm tình nguyện hy sinh tất cả, cuối cùng đổi lại là một đứa trẻ chỉ biết đòi hỏi, không trí tiến thủ, không biết cảm ơn
Thực lòng mà nói, mỗi bậc làm cha mẹ đều can tâm tình nguyện hy sinh tất cả cho con. Tất nhiên, đây là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm họ cần thực hiện. Tuy nhiên, khi cha mẹ vô tư hy sinh cho con cái, nhất định cần cho con học cách biết ơn.
Long Ứng Đài từng viết trong cuốn "Mục tống": Tôi dần dần, dần dần hiểu ra rằng, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, chẳng qua là duyên phận mà đời này kiếp này cha mẹ không ngừng dõi theo bóng lưng càng đi càng xa của con cái."
Tương lai ấn định, cha mẹ và con cái sẽ chia ly. Vậy nên, trước khi ly biệt, cha mẹ nên dạy con cách đối mặt với xã hội vừa tàn khốc, vừa hiện thực này.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy con biết ơn, trở nên lương thiện và tốt đẹp, chứ không phải lấy danh nghĩa yêu thương, biến đứa trẻ trở nên vô tâm chỉ biết đòi hỏi, không biết hy sinh.
Ảnh minh họa.
Trẻ con như trang giấy trắng, bạn cho chúng cái gì, chúng sẽ báo đáp lại như thế. Bạn yêu thương chúng, chúng sẽ biết cách yêu người. Bạn tàn nhẫn với con, chúng sẽ học lại cách hại người. Bạn dạy con độc lập, chúng sẽ trở nên kiên cường.
Quan trọng nhất chính là, bạn nhất định phải dạy dỗ con hiểu được biết ơn và trân trọng.
Có như vậy, khi con trẻ bước chân vào giảng đường, sẽ biết ơn sự giúp đỡ của bạn bè; bước chân vào nơi công sở, sẽ biết ơn sự chỉ bảo của đồng nghiệp, cảm ơn sự nhìn nhận, công nhận của cấp trên; thành gia lập thất, biết cảm thông cho nỗi vất vả hy sinh của bạn đời.
Ai đó từng nói rằng: "Người biết cảm ơn, thượng đế sẽ ban phát hạnh phúc nhiều hơn. Bởi vì khi họ biết ơn, cũng là lúc họ cảm nhận được chân lý của hạnh phúc."
Do vậy, nếu cha mẹ thực sự yêu thương con cái, thì nên dạy dỗ con học cách độc lập, chứ không phải đều ôm đồm thay con làm mọi chuyện, khiến cho con trẻ nghĩ rằng người khác đối xử tốt với mình, là lẽ đương nhiên.
Mục đích nuôi dạy con, không phải là giữ con trong tay, mà là để con học cách tự lập bước đi, chạy tới tương lai tự do xán lạn.