Những việc cần làm vào ngày cuối năm để đem lại may mắn cho năm mới
- Y học 360
- 05:27 - 01/01/2020
Dưới đây là lời khuyên về những điều bạn nên làm và hoàn thành xong trong những ngày cuối năm 2019 để đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2010 và sẽ gặp nhiều may mắn cho một năm mới.
Cúng ông Công ông Táo
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi gia đình lại lo mua sắm chuẩn bị cúng ông Táo, phóng sinh cá chép… Đây là một tục lệ mang nhiều ý nghĩa nhân văn khởi nguồn từ câu chuyện về ba vị thần trông coi chuyện bếp núc, đất đai và gia đình.
Điều này được lưu truyền từ bao đời nay như một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa người Việt. Ông Táo còn là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia chủ.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công. Biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc. Tục cúng này còn còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn và góp phần hướng con người tích cực sống tốt và lương thiện hơn.
Tảo mộ trước ngày Tết
Tảo mộ trước Tết là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
Vì thế, những ngày này, các gia đình, dòng họ đều cùng nhau sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Người ta phát quang cỏ dại, lau chùi xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất. Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp, chưa đẹp. Sau đó, họ đem hương, hoa, lễ vật đến thắp hương để mời gọi về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Việc cần làm về nhà cửa dịp cuối năm
Dịp cuối năm còn được gọi là "ngày hội tổng vệ sinh" bởi đây là dịp dọn dẹp nhà cửa lớn nhất trong năm. Mọi người lau dọn nhà cửa, loại bỏ những đồ đạc đã cũ, không còn giá trị sử dụng. Thay vào đó là những đồ đạc mới được mua sắm cho những ngày Tết Nguyên đán.
Việc phải làm dịp cuối năm: Đổ đầy bình xăng, rửa xe, rút tiền mặt và nạp thể điện thoại
Dù bận trăm công nghìn việc thì bạn cũng không được bỏ mặc "người bạn đồng hành", bươn chải cùng bạn trong năm vừa qua - chiếc xe máy/ô tô.
Hãy chăm sóc chiếc xe của mình bằng cách đem ra tiệm sửa xe để bảo dưỡng, thay dầu nhớt, bơm hơi, rửa xe, dán nilong… để có xe sạch, đẹp đi dạo Tết và cũng là mang lại sự an toàn khi lưu thông trong những ngày tết và cũng là lời nhắc chúng ta cả năm cần thường xuyên chăm sóc người bạn đường của mình.
Ngày cuối năm, một việc bạn nên làm nữa là rút sẵn tiền mặt để đảm bảo đủ tiêu trong mấy ngày Tết, nạp sẵn tiền điện thoại để không mất liên lạc trong dịp nghỉ lễ.
Ngày cuối năm bạn phải nhớ mua muối, gạo để mang lại may mắn, tiền tài sung túc cả năm.
Người xưa đã có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" chính là để nói về phong tục mua muối ngày tết của người Việt ta. Có thể thấy, không chỉ ngày tết mà hầu hết khi kết thúc các buổi cúng tế, người ta thường có hành động tung muối ra ngoài đường với ý muốn xua đuổi tà ma, xua tan xú uế, loại bỏ sự xui xẻo để gia chủ được hưởng bình an. Và mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa tương tự như thế.
Cho nên, việc cần phải nhớ làm vào buổi chiều ngày cuối năm bạn cần phải mua muối, gạo đổ đầy hũ.
Đón giao thừa bên gia đình
Có nhiều người không thể dành thời gian ngày cuối năm bên gia đình vì nhiều lí do khác nhau như: công tác, học hành xa nhà, việc bận đột xuất… nhưng tất cả ai cũng muốn được có không khí đoàn viên trong dịp cuối năm.